Hươu cao cổ con bị đàn sư tử giết từ từ
Vừa giật giải thọ nhất thế giới, con nhện 43 năm tuổi lại lăn đùng ra chết vì lý do khó tin / Tuổi thơ bị đánh mất của những bé gái được chọn làm 'nữ thần' Kumari
Rơi vào tay sư tử, hươu cao cổ con chắc chắn phải nhận cái kết bi thương. Thế nhưng, nó không được đón nhận cái chết dễ dàng khi trở thành món đồ cho bầy sư tử non đang tập đi săn đùa nghịch trong sự đau đớn.
Những hình ảnh được ghi lại bởi nhiếp ảnh gia nghiệp dư Desmond Chu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Madikwe, Nam Phi.
Trong những hình ảnh được đăng tải, đàn sư tử non đang học cách chén thịt con mồi bằng cách cố gắng tấn công, xé xác hươu cao cổ con. Trong khi đó, hươu cao cổ con chỉ có thể chịu đựng đau đớn từ từ cho đến chết.
Sau khi nghịch chán chê với con mồi, đàn sư tử cuối cùng cũng giết chết hươu cao cổ con và thưởng thức bữa ăn của mình. Một con hươu cao cổ con có thể giải quyết thức ăn cho cả đàn.
Hươu cao cổ con là một trong những con mồi yêu thích của sư tử, tỷ lệ sống sót của con non dưới 6 tháng tuổi chưa được 50%. Xa xa phía hươu cao cổ con bị xẻ thịt là hươu cao cổ mẹ với đôi mắt ngơ ngác tìm con.
Con mồi bị bầy sư tử non đang học cách săn mồi thực hành cách xẻ thịt
Thay vì bị giết luôn thì nó phải chịu đau đớn từ từ cho tới chết
Bầy sư tử non thi nhau tấn công, xâu xé con mồi
Phải một lúc lâu chúng mới kết liễu con mồi sấu xố
Nó nhanh chóng trở thành bữa ăn ngon cho bầy sư tử
Trong khi đó, hươu cao cổ mẹ ngơ ngác tìm con gần đó
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
Đảo rắn độc nguy hiểm nhất thế giới, không ai được phép cập bến: Hai bước chân là có 1 con rắn độc!
Cận cảnh 'cầu say rượu' ngoạn mục và độc đáo bậc nhất thế giới tại Na Uy
5 loài rắn độc nhất thế giới: Có 1 loài xếp ở vị trí số 2 vô cùng quen thuộc ở Việt Nam
CLIP: Cuộc chiến sinh tử của rắn với chú sóc, cái kết thảm khốc cho kẻ thua cuộc
Phát hiện đầu sói khổng lồ ở vùng băng vĩnh cửu ở Nga, hóa ra là một con sói cổ từ 40.000 năm trước, nếu được bảo tồn có thể sẽ “hồi sinh”