Khám phá

Huyền bí về lăng mộ của các vĩ nhân nổi tiếng nhất thế giới

Trong suốt chiều dài lịch sử, nơi yên nghỉ ngàn thu của một số nhân vật vĩ đại nhất lịch sử trở thành ẩn số lớn đối với nhân loại. Dù nỗ lực tìm kiếm nhưng đến nay các chuyên gia vẫn chưa thu được kết quả khả quan.

'Kinh hãi' với những dụng cụ tra tấn thời Trung Cổ ở Nga (phần 3) / Bí ẩn vị phi tần sẵn sàng gian díu với người canh mộ vì không muốn tuẫn táng theo Chu Nguyên Chương

Một trong những nơi an nghỉ ngàn thu của nhân vật vĩ đại nổi tiếng lịch sử mà công chúng muốn tìm thấy nhất là lăng mộ của Nữ hoàng Cleopatra.
Một trong những nơi an nghỉ ngàn thu của nhân vật vĩ đại nổi tiếng lịch sử mà công chúng muốn tìm thấy nhất là lăng mộ của Nữ hoàng Cleopatra.
Nữ hoàng Ai Cậptự sát và qua đời năm 30 trước Công nguyên. Về sau, hoàng đế Octavian cho người chôn cất Nữ hoàng Cleopatra cùng với người tình Mark Antony ở thành phố Alexandria.
Theo đó, nhiều chuyên gia thực hiện một số dự án tại thành phố Alexandria với hy vọng tìm ra lăng mộ của Cleopatra.

Kết quả, các chuyên gia tìm được một số cổ vật ở thành phố cổ xưa này như đồng xu có tên Cleopatra, các bộ phận của chiếc mặt nạ mà họ tin rằng có thể mô tả Mark Antony.

Thế nhưng, cho đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa thể xác định được vị trí chính xác lăng mộ của Nữ hoàng Cleopatra nằm ở đâu.

Thành Cát Tư Hãn là vĩ nhân nổi tiếng lịch sử với tài cầm quân xuất chúng. Ông dẫn dắt đế chế Mông Cổ chinh phạt được nhiều vùng đất rộng lớn.

Sau khi băng hà, Thành Cát Tư Hãn được chôn cất bí mật. Để giữ bí mật nơi an nghỉ ngàn thu của thủ lĩnh đế chế Mông Cổ, đội quân đưa tang cũng như những người tình cờ có mặt trên đường đều bị giết chết.

 

Không những vậy, các binh sĩ Mông Cổ cho 1.000 con ngựa dẫm đạp để xóa bỏ mọi dấu vết nào còn sót lại của khu mộ chôn cất Thành Cát Tư Hãn.

Hơn 800 năm sau khi Thành Cát Tư Hãn chết, không có bất cứ dấu vết nào về nơi an nghỉ vĩnh hằng của ông được tìm thấy.

Một số chuyên gia suy đoán mộ của Thành Cát Tư Hãn có thể nằm trên đỉnh Burkhan Khaldun linh thiêng của dãy núi Khentii, cách thủ đô Ulaanbaatar 160 km về phía Đông Bắc. Vì vậy, họ tìm cách tiếp cận khu vực này nhưng không thể do nơi đây là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận và được bảo vệ nghiêm ngặt.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm