Jordan: Lộ diện 2 quái vật bay sải cánh lên đến 5-10 m
Khỉ đột to lớn như vậy, tại sao dương vật của chúng lại ngắn tủn 2,8 cm? / Tháp Rùa tại Hồ Gươm được xây dựng khi nào?
Theo Sci-News, các nhà khoa học đã khai quật được hóa thạch 3D cực kỳ quý giá của 2 quái vật bay cổ đại trong các tảng đá thuộc thế Phấn Trắng muộn (khoảng 100-65 triệu năm trước) của kỷ Phấn Trắng ở Jordan.
Một trong hai cá thể thuộc về một loài dực long (Pterosauria, thằn lằn bay) chưa từng được biết đến trước đây, có sải cánh lên tới 5 m và vừa được đặt tên là Inabtanin alarabia.
Con còn lại thuộc về loài Arambourgiania philadelphiae đã biết, sải cánh lên tới 10 m.
Nhà cổ sinh vật học Kierstin Rosenbach từ Đại học Michigan (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu về hai mẫu vật, cho biết: "Nhóm chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi tìm thấy xương dực long được bảo quản 3D, đây là một hiện tượng rất hiếm gặp".
Hóa thạch 3D là dạng hóa thạch cực kỳ hiếm, nhất là đối với dực long, vốn có bộ xương khá mong manh để phù hợp với việc bay lượn.
Dạng hóa thạch này không chỉ giữ được cấu trúc của con vật khi còn sống mà còn có thể tiết lộ cách cơ thể chúng vận hành.
Trong trường hợp này, hai cá thể như bị "phong ấn" trong đá một cách bất ngờ đã giúp các nhà khoa học biết được rằng những loài khổng lồ nhất trong dòng họ dực long có thể bay theo những cách rất khác nhau.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT) có độ phân giải cao để phân tích cấu trúc bên trong của xương cánh.
Mẫu vật Arambourgiania philadelphiae sở hữu xương cánh rỗng, chứa một loạt các đường gờ xoắn ốc lên xuống, giống như xương cánh kền kền.
Người ta cho rằng các rãnh xoắn ốc có khả năng chống lại lực xoắn liên quan đến việc bay lượn, do đó con quái vật này phải có kiểu bay giống như các loài thần ưng, kền kền hay hải âu khi còn sống.
Ngược lại, xương cánh của Inabtanin alarabia cho thấy những chi tiết giống như cánh của các loài chim bay bằng cách liên tục vỗ cánh hiện nay.
Bạn có thể tưởng tượng đến một con chim ruồi bị phóng to hàng ngàn lần, thêm vào đó là "dung nhan" của khủng long.
Như vậy, hai quái vật bay ở Jordan một lần nữa chứng minh tính đa dạng của loài khủng long cũng như sự giống nhau đến ngạc nhiên của chúng đối với loài chim hiện đại. Ngày nay, chim thường được ví như hậu duệ cuối cùng của khủng long.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Journal of Vertebrate Paleontology.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'