Khám phá

Kẻ gác đêm: Bí mật triệu năm của loài trăn khổng lồ, chỉ có duy nhất ở 1 nơi trên Trái Đất

Loài trăn cây Malagasy là sinh vật hiếm có bậc nhất Trái Đất. Sự tồn tại của chúng ẩn chứa câu chuyện lịch sử cách đây hàng trăm triệu năm.

Xúc động khoảnh khắc động vật nép mình bên lính cứu hoả / Chiêu tiến hóa "lạ" của những động vật "cổ" nhất thế giới

Trái Đất là nơi sinh sống của các loài động vật vô cùng đa dạng - khoảng 1,2 triệu loài đang chung sống trên hành tinh của chúng ta, nhưng các nhà khoa học nghĩ rằng số lượng loài thực sự có thể nhiều hơn bảy lần - tức là 8,7 triệu.

Chúng có đủ hình dạng, kích thước và màu sắc. Và chúng cũng có thể rất đẹp, rất dễ thương nhưng cũng rất độc, đáng sợ, sở hữu vẻ ngoài ngoài hành tinh...

Dưới đây là vẻ đẹp riêng và câu chuyện sau mỗi bức ảnh:

1. Kẻ gác đêm

Kẻ gác đêm: Bí mật triệu năm của loài trăn khổng lồ, chỉ có duy nhất ở 1 nơi trên Trái Đất - Ảnh 1.

Ảnh: Roberto Garcia Roa

 

 

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết, trăn cây Malagasy là một loài trăn có nguồn gốc ở đảoMadagascar. Chúng có cơ thể dài tới 2,3 mét và có thể sống đến 20 năm trong môi trường tự nhiên.

Hình ảnh con trăn câyMalagasy quấn trên cây ban đêm này được chụp bởi Roberto Garcia Roa, một sinh viên sau tiến sĩ tại Đại học Valencia, Tây Ban Nha.

Kẻ gác đêm: Bí mật triệu năm của loài trăn khổng lồ, chỉ có duy nhất ở 1 nơi trên Trái Đất - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Trăn cây Malagasy, có danh pháp khoa học là Sanzinia madagascariensis, chủ yếu sống về đêm ở các khu rừng ở Madagascar. Chúng săn bắt các loài chim và động vật có vú.

Điều lạ lùng về những con trăn cây ở Madagascar là sự hiện diện của chúng ở chính Madagascar.

 

Giống trăn được tìm thấy đặc hữu ởMadagascar (trước đây là Cộng hòa Malagasy, một đảo quốc trên Ấn Độ Dương) thuộcphân họ Boinae. Không có loài rắn/trăn nào thuộc phân họ này được tìm thấy ở Ấn Độ, châu Á, châu Âu. Tuy nhiên, những phân họ gần nhất với Boinae lạiđược tìm thấy trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ.

Điều này đặt ra nghi vấn cho các nhà sinh vật học rằng rất có thể các phân họ này đều cùng một tổ tiên xa xưa của chúng, sinh sống trên một vùng đất rộng rãi khi các lục địa được nối thành một vùng đất rộng lớn, trước khi Madagascar trở thành một hòn đảo hoặc Nam Mỹ biến thành một lục địa và chúng chỉ bị chia cắt khi châu Phi và Nam Mỹ tách ra khỏi nhau cách đây hàng triệu năm?

Và làm thế nào mà những loài bò sát này có thể di chuyển từ Nam Mỹ đến Madagascar mà không phải châu Phi?

Kẻ gác đêm: Bí mật triệu năm của loài trăn khổng lồ, chỉ có duy nhất ở 1 nơi trên Trái Đất - Ảnh 3.

Siêu lục địa Gondwana ở phía nam địa cầu bao gồm châu Nam Cực, Nam Mỹ, châu Phi, Madagascar, Ấn Độ, bán đảo Arabia, Úc-New Guinea và New Zealand. Nó được tạo thành trong giai đoạn đầu của kỷ Jura khoảng 200 triệu năm trước do sự tách ra của Pangaea. Nguồn: Wikipedia

Tiến sĩ Miguel Vences, một nhà sinh vật học người Đức chuyên nghiên cứu về loài bò sát cổ, cho biết: Rất có thể, loài trăn tồn tại trên đảoMadagascar là 'nhân chứng sống sót cuối cùng' cho mối liên kết cổxưa giữa Madagascar và Nam Mỹ vào thời điểm các lục địa phía nam cùng nhau hình thành siêu lục địa Gondwana, thời kỳ kỷ Jura cách đây 200 triệu năm.

 

Ngày nay,Sanzinia madagascariensis (trăn câyMalagasy) được IUCN liệt kê là một loài ít quan tâm nhất, có nghĩa là nó phải đối mặt với mối đe dọa tuyệt chủng.

Kẻ gác đêm: Bí mật triệu năm của loài trăn khổng lồ, chỉ có duy nhất ở 1 nơi trên Trái Đất - Ảnh 4.

Ảnh: Internet

Madagascar đơn giản là một quốc gia có sự đa dạng sinh học đáng kinh ngạc, đặc biệt là do tính đặc hữu rất cao - hầu hết các loài động vật và thực vật sinh sống ở Madagascar đều không xuất hiện ở nơi nào khác trên Trái Đất. Do đó, cần phải bảo vệ sinh vật đẹp đẽ, ẩn chứa câu chuyện lịch sử triệu năm này - Tiến sĩMiguel Vences kết luận.

2. Ánh sáng mê hoặc

Kẻ gác đêm: Bí mật triệu năm của loài trăn khổng lồ, chỉ có duy nhất ở 1 nơi trên Trái Đất - Ảnh 5.

Ảnh: Roberto Garcia Roa

 

 

Tiếp tục là một bức ảnh đặc sắc của Roberto Garcia Roa về loài bò cạp nhỏ sinh sống trên đảo Madagascar.

Điểm nhấn của bức ảnh là tác giả đã 'bắt' được khoảnh khắc bọ cạp phát ra ánh sáng tia cực tím đẹp mắt. Cho đến nay, khả năng của loài bọ cạp này vẫn là một bí ẩn đối với các nhà khoa học.

Một số nhà nghiên cứu tạm đưa ra các giải thích rằng: Một, ánh sáng tia cực tím này là kết quả của một phản ứng hóa học; Hai, đó là cách loài bọ cạp này phát ra để tìm kiếm bạn tình hoặc đe dọa kẻ thù.

3. Trận chiến sinh tử của "David và Goliath"

Kẻ gác đêm: Bí mật triệu năm của loài trăn khổng lồ, chỉ có duy nhất ở 1 nơi trên Trái Đất - Ảnh 6.

Ảnh: Roberto Garcia Roa

 

 

Đây là khoảnh khắc tuyệt đẹp giữa sự sống và cái chết trong thế giới tự nhiên: Một con nhện nhỏ đang bắt một con kiến lớn hơn nó rất nhiều ở Malaysia. Nhiều người ví đây là cuộc chiến giữa David nhỏ bé và người khổng lồ Goliath.

Malaysia là nơi sinh sống của 18 loài nhện khác nhau. Loài nhện có khả năng săn mồi và ăn thịt loài kiến, một trong những chi nhện thực hiện cuộc đi săn ngoạn mục đó làhọ nhện Zodarion.

4. Lạc

Kẻ gác đêm: Bí mật triệu năm của loài trăn khổng lồ, chỉ có duy nhất ở 1 nơi trên Trái Đất - Ảnh 7.

Ảnh: Andrew Whitworth

Khi con người xâm lấn sâu hơn vào môi trường sống của các loài động vật hoang dã trên khắp thế giới, thì động vật đang phải đối mặt với những mối đe dọa mới. Con lười ba ngón dễ thương này cũng không ngoại lệ.

 

Hình ảnh được chụp bởi nhà nghiên cứu Andrew Whitworth của Đại học Glasgow, Scotland, nhấn mạnh những nguy hiểm mà công nghệ của con người có thể gây ra cho động vật.

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy ở Brazil, nơi sinh sống của nhiều con lười, trung bình mỗi giây có 15 con vật bị giết trên đường. Điều này có nghĩa là mỗi ngày có 1,3 triệu con bị giết, mỗi năm là con số 475 triệu.

5. Lòng tham của con người

Kẻ gác đêm: Bí mật triệu năm của loài trăn khổng lồ, chỉ có duy nhất ở 1 nơi trên Trái Đất - Ảnh 9.

Ảnh: Molly Penny

Vì được cho là quý giá, có nhiều tác dụng mà tê giác bị săn bắn, săn trộm để lấy sừng khiến toàn bộ quần thể và các loài tê giác dần bị tuyệt chủng. Mới tuần trước, tê giác Sumatra nổi tiếng cuối cùng của Malaysia đã chết.

 

Sừng tê giác được làm bằng chất liệu giống như tóc, có nghĩa là chúng có thể được cắt tỉa cẩn thận một cách thường xuyên. Hình ảnh này được chụp bởi Molly Penny tại Đại học Tây nước Anh.

6. Trái tim tự nhiên

Kẻ gác đêm: Bí mật triệu năm của loài trăn khổng lồ, chỉ có duy nhất ở 1 nơi trên Trái Đất - Ảnh 10.

Ảnh: Peter Hudson

Một đàn hồng hạc bay cao trên hồ Magadi ở Kenya tạo thành hình trái tim đầy sức sống.

Chim hồng hạc nổi tiếng với bộ lông màu hồng đặc biệt - và màu sắc của hồ Magadi cũng khiến nhiều người ngạc nhiên không kém.Trong mùa khô, 80% diện tích của hồ được bao phủ bởi natri cacbonat hoặc soda, và nước của hộ rất mặn. Các phản ứng hóa học trong hồ khiến cho nước tại Magadi có màu hồng đặc biệt.

 

Hình ảnh này được chụp bởi Peter Hudson, Giáo sư Sinh học Willaman tại Đại học bang Pennsylvania, Mỹ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm