Khám phá

KGB từng phá án tham nhũng lớn

Vào tháng 2/1976, Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 25 khai mạc tại Moscow. đại diện các tập thể lao động đã báo cáo việc thực hiện kế hoạch đồng thời những hướng đi mới cho sự phát triển nền kinh tế Quốc gia trong 4 năm tới đã được thông qua.

Các chiến dịch táo bạo của tình báo Liên Xô KGB / Vì sao thư ký Bộ Ngoại giao Na Uy làm việc cho KGB?

“Cơn sốt bông”
Bí thư đầu tiên của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Uzbekistan Sharaf Rashidov đã lớn tiếng tuyên bố trên diễn đàn rằng hiện nay nước cộng hòa này mỗi năm thu hoạch 4 triệu tấn bông và sắp tới sẽ là 5,5 triệu tấn. Kể từ ngày hôm đó ông ta thực sự đã làm cho người dân của mình phải chịu cảnh bị bóc lột sức lao động tệ hại.
Vào những năm 70, Uzbekistan là nước Cộng hòa thịnh vượng và ổn định nhất ở Trung Á. Không có bạo lực giữa các dân tộc, trình độ học vấn của cư dân đô thị cao nhất, nông nghiệp tiên tiến so với các nước láng giềng thuộc Liên Xô cũ. Nhà lãnh đạo Sharaf Rashidov được tất cả các gia tộc địa phương và quan trọng nhất là Điện Kremlin trọng vọng. Ông đã lãnh đạo Uzbekistan trong gần 25 năm, có mối quan hệ đặc biệt với Brezhnev và đã tận dụng sự tin tưởng vô hạn của Tổng bí thư.
Sharaf Rashidov (trái) và Akhmazon Adylov, hai kẻ thao túng ngành bông Uzbekistan.

Sharaf Rashidov (trái) và Akhmazon Adylov, hai kẻ thao túng ngành bông Uzbekistan.

Cấp dưới của Rashidov là Akhmazon Adylov, từ một công nhân dần trở thành người đứng đầu khu liên hợp nông-công nghiệp khổng lồ Papal, bao gồm 14 nông trang quốc doanh và 17 xí nghiệp.
Trên sàn giao dịch, giá bông chỉ đứng sau giá vàng và dầu mỏ. Đến cuối những năm 50, toàn bộ Cộng hòa Uzbekistan đã bị cuốn theo cuộc đua sản xuất bông, bởi nó không chỉ cần thiết cho việc sản xuất vải, mà còn cho tổ hợp quốc phòng. Thuốc súng và các thành phần chất nổ được làm từ bông của người Uzbekistan. Do đó, ngành công nghiệp bông được ưu tiên nhận sự tài trợ trực tiếp từ Trung ương.
Bông đã trở thành tài sản quốc gia. Nông dân tập thể và cư dân thành phố, thậm chí cả trẻ em làm việc trên các cánh đồng bông. Sức khỏe của quốc gia bị suy yếu vì những cánh đồng bông được xử lý bằng thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu, rất có hại cho sức khỏe con người.
Những đại diện của Uzbekistan đã được nhận huân chương và danh hiệu vì thành tích mới trong ngành bông. Trong năm 1975, kỷ lục về thu hoạch bông đã được xác lập- một năm thu hái được 4 triệu tấn “vàng trắng”. Ông Rashidov đã hứa với ông Brezhnev: “Sắp tới chúng tôi sẽ giao cho đất nước 5 triệu tấn”. Và Tổng Bí thư Leonid Brezhnev đã đưa ra đề nghị “Vậy có thể là 6 triệu tấn không?”. Ngày 3/2/1976, Rashidov đặt mục tiêu sẽ đạt được một cột mốc mới là thu hoạch 5 triệu tấn bông, đến năm 1983 sẽ là 6 triệu tấn.
Gian dối và cưỡng bức lao động để đạt mục tiêu
Saraf Rashidov nhận thức rất rõ rằng Uzbekistan khó mà đạt được định mức trên. Thế nhưng chỉ mới đến năm 1977 Uzbekistan đã trình báo cáo rằng những nhiệm vụ đề ra đang được hoàn thành. Theo các báo cáo trên giấy tờ, nước Cộng hòa này đã sản xuất ngày càng nhiều bông hơn.
Tại Kremlin, Rashidov lại được tặng thưởng vì thành tích. Mặc dù tất cả mọi người đều hiểu rất rõ rằng Uzbekistan không thể đạt sản lượng bông như vậy. Vậy họ đã làm gì để “vượt” kế hoạch? Đơn giản là có những tấn bông ảo đã được vẽ ra trên giấy tờ, còn trên thực tế thì không được như vậy.
Máy liên hợp thu hoạch bông ở Uzbekistan, năm 1973.
Máy liên hợp thu hoạch bông ở Uzbekistan, năm 1973.
Vì lợi ích cá nhân, thư ký các ủy ban khu vực, các nông trang viên và tất cả những ai có liên quan đến việc sản xuất bông đã dùng cách gian dối trên. Akhmazon Adylov đã tăng giờ làm việc với nông trang viên. Những người yếu sức đã không chịu nổi, tỷ lệ tử vong bắt đầu tăng lên.
Vì không thể đạt kế hoạch nên những người hái bông bắt đầu bỏ đá vào bao đựng để có được trọng lượng lớn hơn. Đầu tiên đội trưởng ghi gian dối, sau đó là chủ tịch nông trường, tiếp đến là người đứng đầu khu vực. Uzbekistan đã nhận được số tiền rất lớn từ nguồn thu hoạch bông, trong đó có những tấn bông ảo. Ngoài một số tiền được đầu tư cho hạ tầng đất nước, phần lớn số tiền được phân phát vào túi các quan chức địa phương. Tất nhiên là cần phải che giấu sự gian dối.
Bắt đầu là việc bông bị “co ngót”, thường xuyên xảy ra “hỏa hoạn” ở các nhà máy. Nảy sinh một hệ thống mà trong đó mọi người đều bị ràng buộc: từ người thu hái, các đội trưởng, chủ tịch các nông trang và người đứng đầu các huyện. Sau này đã phát hiện ra rằng giám đốc nhà máy nơi tiếp nhận nguyên liệu ảo, đã nhận hối lộ 5 nghìn ruble cho mỗi toa tàu chở toàn xơ vải và 10 nghìn rúp cho mỗi toa tàu trống rỗng.
Saraf Rashidov được nhận danh hiệu Anh hùng lao động XHCN vào năm 1974. Vào thời điểm đó, nước này đã tin tưởng xuất từ 4 triệu tấn thành 5,5 triệu tấn. Rashdov tỏ ra bình thản vì một sự chỉ trích dù nhỏ nhất cũng bị Tổng bí thư Brezhnev gạt đi. Vì vậy tại Uzbekistan phát triển nạn tham nhũng, mua bán chức quyền. Ông Brezhnev coi Rashidov như một người bạn thân. Tổng bí thư đã hài lòng về mọi thứ: chỉ số thu hoạch bông tăng, hình ảnh tích cực của nước cộng hòa và những món quà đắt tiền.
Mất chỗ dựa
Ngày 10/11/1982, Tổng bí thư Leonid Brezhnev qua đời. Chiếc “ngai vàng” của Rashidov tức thì bị lung lay. Lên nắm quyền là người đứng đầu KGB Yuri Andropov, người đã tích lũy những bằng chứng tiêu cực của chính quyền Uzbekistan ngay từ những năm 70, vì biết rằng khi đó ông Breznhev sẽ không nghe sự phản ánh của mình.
Andropov đã báo cáo sơ bộ về nạn trộm cắp và tham nhũng tại Uzbekistan. Vào ngày 31-10-1983, Rashidov nhận được một cuộc điện thoại từ ông Andropov. Tân Tổng bí thư đã lưu tâm về kế hoạch bông trong năm. Rashidov hồ hởi trả lời là sẽ giao đủ mọi thứ theo kế hoạch. Tổng bí thư Andropov hỏi: “Sẽ có bao nhiêu tấn bông thực tế và bao nhiêu tấn sẽ được vẽ ra trong năm nay?”. Đầu dây bên kia im lặng. Sau đó không lâu Rashidov đã qua đời. Có tin đồn ông ta đã tự sát.
KGB phá án
“Vụ án bông” đã được khởi động. Mỗi ngày có hàng trăm người bị gọi lên thẩm vấn. Một sự hoảng loạn đã bắt đầu ở Uzbekistan. Những người được trọng vọng nhất và “bất khả xâm phạm” đã phải vào tù. Trong 5 năm (1979 -1985) đã có 5 triệu tấn bông ảo được vẽ ra trong báo cáo.
Thiệt hại của Liên Xô do các hành vi gian lận lên tới 10 tỷ ruble. Các cơ quan kiểm soát đã không phải là nơi giám sát, mà là một răng cưa trong cơ chế khổng lồ của mafia ngành bông. Càng ngày bọn họ càng bị thu hút vào quá trình “cưa” ngân sách, lừa dối lẫn nhau. Hàng triệu rúp tiền mặt, vài tấn xu tiền vàng và đồ trang sức đã bị tịch thu. Tất cả nhiều đến mức khó tin khi bọn họ có thể kiếm được từng ấy thứ, trong khi tiền lương chỉ là 180 rúp mỗi tháng.
Lúc ấy ông Andropov hiểu rằng chỉ dùng lực lượng cảnh sát địa phương sẽ không thể khám phá ra tội phạm nên đã huy động một nhóm điều tra của Viện công tố Liên Xô từ Moscow, gồm những điều tra viên từ khắp đất nước Xôviết. 3.400 nhân viên nghiệp vụ của Bộ Nội vụ và KGB, gần 700 kế toán viên và các nhà kinh tế- tất cả khoảng 5.000 người, toàn bộ ban tham mưu vào cuộc điều tra “vụ án bông”.
Adylov liền “bôi trơn” các thanh tra viên, suốt 3 ngày các vị khách từ Moscow được đãi tiệc linh đình và rượu hảo hạng. Một số người cố đe dọa các thanh tra. Sau một số sự cố như vậy, Tổng bí thư Adropov đã ra lệnh cho lực lượng đặc biệt Alpha canh gác các thành viên của ban điều tra.
Ông Andropov đích thân kiểm tra “vụ án bông”. Các điều tra viên đã xem xét rất nhiều vụ việc và thẩm vấn 56 nghìn người. Nơi giam giữ đã quá tải và tất cả những người bị bắt đều thừa nhận một phần tội lỗi “đúng, tôi đã nhận hối lộ, nhưng tôi đã đưa nó cho người khác” - và cứ thế thành một vòng tròn luẩn quẩn.
Rõ ràng là mafia bông đã nắm trong tay không chỉ Uzbekistan, mà cả những người từ Moscow và cả ở những thành phố khác có các nhà máy bông hoạt động. TBT Andropov quyết định xét xử nghiêm khắc tất cả những người đã tham gia vào vụ bông của Uzbekistan. Tổng cộng, trong khuôn khổ “vụ án bông” có 790 vụ án hình sự đã được khởi tố.
Nhóm điều tra của Gdlyan và Ivanov
Nhóm điều tra tích cực nhất của Telman Gdlyan từ vùng Ulianovsk và Nikolai Ivanov từ Murmansk đã đến Uzbekistan. Cả hai người này từ lâu đã mơ ước được thăng tiến sự nghiệp ở Moscow. Cơ hội chủ yếu để họ chiếm được những vị thế ở thủ đô là “vụ án bông”.
Gdlyan và Ivanov (từ trái sang) tại cuộc họp báo công bố số tiền, vàng bị tịch thu, 1988.

Gdlyan và Ivanov (từ trái sang) tại cuộc họp báo công bố số tiền, vàng bị tịch thu, 1988.

Gdlyan và Ivanov quyết định rút ngắn con đường đến vinh quang. Nhóm Gdlyan đã dùng nhiều cách thức bất hợp pháp để bức cung: giữ nghi phạm suốt vài năm tại trại giam trước khi xét xử, giam họ cùng buồng với những kẻ có tiền án, đe dọa, tra tấn, đánh đập, kể cả bắt giữ người thân của họ.
Nhóm của Gdlyan và Ivanov đã quên mất nguyên tắc suy đoán vô tội. Câu nói cửa miệng của Gdlyan là “bất cứ ai cũng có thể bị bỏ tù”. Những quy tắc của một cuộc điều tra hình sự đã bị vi phạm chỉ để bắt giữ được càng nhiều người càng tốt. Công tố viên của Uzbekistan đã ký lệnh bắt ngay cả khi trong tờ lệnh không có tên của người bị bắt.
Trong thời gian nhóm Gdlyan và Ivanov ráo riết hành động đã có 16 người tự sát, hàng trăm người vô tội đã phải ngồi tù. Vào năm 1989, trên tờ “Báo Văn học” có đăng bài viết của nữ nhà báo Olga Traikovskaya kể về những biện pháp khủng khiếp kể trên của nhóm Gdlyan-Ivanov.
Kết quả là có 27.000 người phải ngồi tù. Có nơi cả chi bộ đảng, 12 bí thư thứ nhất các ủy ban quận, 6 bí thư BCHTƯ Uzbekistan và những lãnh đạo cao cấp của nước cộng hòa, rất nhiều đại biểu, tướng lĩnh cảnh sát đều vào tù hết. Bộ trưởng ngành công nghiệp bông Usmanov bị xử bắn. Akhmazon Adylov phải ngồi tù 7 năm.
Gdlyan và Ivanov được đề nghị nhận hối lộ 1 triệu ruble nhưng họ đã từ chối. Gdlyan nhấn mạnh rằng vụ việc có liên quan đến “Kremlin”, bởi khi điều tra mức độ tham nhũng đều thấy có sự dính líu đến tất cả những tổ chức nhà nước Liên Xô. Song Gdlyan và Ivanov cũng không đạt được tham vọng chính trị của mình. Năm 1989 họ đã bị cách chức vì “vi phạm thô bạo luật pháp XHCN về điều tra các vụ án tài chính”.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm