Khai quật ngôi mộ nghi của Gia Cát Lượng, tất cả đều phải thán phục là "thần cơ diệu toán"
Ngôi mộ đầy "vật lạ" 10.000 năm: bước tiến hóa đột phá ở loài người / Phát hiện hai ngôi mộ kề nhau có niên đại hơn 2.500 năm tại Ai Cập
Trong lịch sử Trung Quốc, Tào Tháo được cho là người có nhiều ngôi mộ giả nhất.Trước khi qua đời, Tào Tháo đã sắp xếp cho người mở cổng thành và khiêng quan tài từ nhiều hướng để không ai biết ông thật sự đượcchôn cất ở đâu. Một số ghi chép nói rằng có tới 72 ngôi mộ giả của Tào Tháo được dựng lên.
Bên cạnh Tào Tháo, ngôi mộ của vị quân sư bậc nhất thời Tam quốc là Gia Cát Lượng cũng gây hoang mang khi không biết chính xác phần mộ của ông ở đâu. Cả Tào Tháo vàGia Cát Lượng đều chủ trương chôn cất đơn giản nhằm che mắt thiên hạ.
>> Xem thêm: Phát hiện mộ cổ nghìn năm của danh tướng trên sa mạc: Nguyên liệu làm quan tài chưa từng thấy trên thế giới
Gia Cát Lượng còn được biết đến là Khổng Minh, là Thừa tướng, công thần khai quốc, nhà chính trị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự, nhà giáo dục và nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng thời Tam quốc.Gia Cát Lượng đã phó tá Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán.Ông được cho là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong thời đại của ông, và được so sánh với một chiến lược gia tài ba khác của Trung Quốc là Tôn Tử.
Hình tượngGia Cát Lượng trên phim ảnh.
Chỉ đáng tiếc,Gia Cát Lượng ra đi từ sớm, khi mới 53 tuổi. Ông qua đời vì bệnh nặng ngay trong doanh trại. Nhưng điều bất ngờ làGia Cát Lượng đã dự đoán được rằng mình không thể sống lâu nên đã lên kế hoạch cho đám tang của mình từ trước.
>> Xem thêm: Bí ẩn tượng đầu chó 2.000 tuổi chôn dưới mặt đường: lối vào "thế giới người chết"
Gia Cát Lượng đã lệnh cho cấp dưới của mình tổ chức một đám tang đơn giản nhất có thể sau khi ông chết. Ông cũng lệnh cho 4 quân lính khỏe mạnh nhất trong 4 đạo quân của Thục Hán khiêng quan tài của mình và đi về phía nam, khi nào sợi dây khiêng quan tài bị đứt thì đó sẽ là nơi chôn cất của ông. Tuy nhiên, khi 4 quân lính đi bộ 3 ngày 3 đêm mà sợi dây vẫn chưa đứt, họ quá mệt mỏi nên quyết định chôn cất ông ở giữa đường. Khi 4 quân lính này trở về, họ bị phát hiện và bị xử tử ngay tại chỗ. Từ đó, không một ai biết chính xácGia Cát Lượng được chôn cất ở đâu.
Hàng nghìn năm sau đó, hậu thế đã 2 lần tìm được phần mộ nghi là củaGia Cát Lượng, tuy nhiên khi khai quật ngôi mộ lên, tất cả đều phải thán phục trước sự "thần cơ diệu toán", "tiên tri" trước cả hàng nghìn năm như vậy của ông.
Lần đầu tiên ngôi mộ củaGia Cát Lượng được tìm thấy là nhờ Lưu Bá Ôn, một nhà thơ và là công thần khai quốc thời nhà Minh,người đã giúp Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương thống nhất thiên hạ, xuất hiện sauGia Cát Lượng cả nghìn năm.
>> Xem thêm: Xây dựng, choáng váng vì 260 ngôi mộ đầy kho báu khắp thửa đất
Lưu Bá Ôn được cho là đã dựa vào một số manh mối trong sử sách và âm dương ngũ hành mà mình học được để tìm ra nơi chôn cấtGia Cát Lượng. Thế nhưng khi tự mình đi vào ngôi mộ này, ông ấy chỉ nhìn thấy một dòng chữ: "Chỉ có Bá Ôn ở đây". Khi đó, Lưu Bá Ôn đã bị sốc nặng trước khả năng tiên tri trước cả nghìn năm củaGia Cát Lượng. Ông lập tức cho phong tỏa ngôi mộ này, ngày đêm thờ cúng chân dungGia Cát Lượng tại nhà để tỏ lòng thành kính.
Chiếc quạt trong ngôi mộ cổ nghi củaGia Cát Lượng.
Theo các chuyên gia khảo cổ, rất khó để điều tra các sự kiện của triều đại nhà Minh, nhưng chắc chắn rằng Gia Cát Lượng đã chôn cất ở phía Bắc Hán năm xưa, thuộc tỉnh Thiểm Tây ngày nay. Cả các nhà khảo cổ đều hy vọng tìm thấy lăng mộ của Gia Cát Lượng để bảo vệ.
>> Xem thêm: Tìm thấy xác ướp bị trói tay trong mộ cổ hơn 1.000 năm tuổi ở Peru
Với sự phát minh của công nghệ hiện đại và công nghệ viễn thám vệ tinh, lăng mộ được cho là của Gia Cát Lượng cuối cùng cũng đã được tìm thấy. Thế nhưngkhi mở ra, các chuyên gia vẫn không tìm thấy xương cốt của Gia Cát Lượng ở bên trong. Họ chỉ phát hiện được một chiếc quạt lông, sau khi giám định cho thấy nó đã có hơn 1000 năm tuổi trong lăng mộ, ngoài ra các di vật văn hóa khác cũng rất hạn chế.
Sau khi các chuyên gia trao đổi, họ nhận định rằng đây thực chất cũng chỉ là một trong số những ngôi mộ giả của Gia Cát Lượng, được chôn cất một số đồ tùy táng để ngụy trang. Rất nhiềudi tích văn hóa liên quan đến Gia Cát Lượng cũng được tìm thấy sau này. Người ta cho rằng đây chính là kế hoạch của Gia Cát Lượngnhằm ngăn thiên hạ làm phiền nơi chôn cất của ông sau khi chết.
Trong rất nhiều ngôi mộ nghi của Gia Cát Lượng đã được tìm thấy, ngôi mộ ở núi Định Quân, thành phố Hán Trung, tỉnh Thiểm Tây là lớn nhất và nổi tiếng nhất. Ngôi mộ này đã có lịch sử hơn 1.000 năm, chứa những tấm bia đá, chuông cổ, bình cổ vô cùng bí ẩn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng