Trung Quốc phát hiện lăng mộ thực sự của Hán Văn Đế
Sau nhiều năm hoài nghi, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện bằng chứng về nơi chôn cất thực sự của vị vua thứ 5 đời nhà Hán dựa trên những cổ vật đặc trưng mới tìm thấy.
Bí ẩn về cái bẫy lời nguyền trong lăng mộ cổ, ai nghe xong cũng rùng mình kinh hãi / Bí ẩn dòng sông thủy ngân cực độc trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Cụm hầm mộ sâu 30 m tọa lạc gần núi Phượng Hoàng Chủy, Tây An (thủ phủ Thiểm Tây) đã thu hút sự chú ý của giới khoa học. Với hơn 1.000 bức tượng gốm và 3.000 đồ tạo tác bằng kim loại quý, địa điểm này được cho là nơi chôn cất thực sự của Hán Văn Đế - vị vua thứ 5 của nhà Hán (206-220 TCN), theo South China Morning Post hôm 18/12.
“Sau khi kiểm tra các tài liệu cổ, chúng tôi có thể kết luận cụm lăng mộ là nơi an nghỉ của Hán Văn Đế", ông Ma Yongying, nhà nghiên cứu từ Học viện Khảo cổ Thiểm Tây, cho biết.
Được phát hiện lần đầu vào năm 2017, lăng mộ dài 70 m, sâu 30 m với kiến trúc đặc trưng dành riêng cho các hoàng đế và hoàng hậu Trung Quốc. Trước đó, các ý kiến cho rằng Hán Văn Đế được chôn cất cách địa điểm hiện tại vài km.
Dù dấu tích lăng mộ hầu như không còn sau nhiều thế kỷ, những di vật tạo tác tìm được bên trong, bao gồm ấn của vua và một số pho tượng gốm đã củng cố quan điểm của nhóm nghiên cứu.
Trước đó, do thiếu bằng chứng thực địa, các nhà khảo cổ tại Thiểm Tây từng đặt giả thuyết lăng mộ Hán Văn Đế có thể đã ở một nơi khác, thay vì nằm trên núi Phượng Hoàng Chủy như nhận định ban đầu.
Hán Văn Đế tên thật là Lưu Hằng. Ông là con trai của Hán Cao Tổ (hay Lưu Bang) - vị vua khai sinh nhà Hán. Trong hơn 20 năm trị vị, Hán Văn Đế giúp tăng sản lượng nông nghiệp và thực hiện các biện pháp giảm thuế đối với người dân.
Hán Văn Đế là một trong số ít vị vua Hán không được chôn cất trên dãy núi Hàm Dương (khu vực gần Tây An) - địa điểm được Hán Cao Tổ chọn làm nơi an nghỉ của hoàng gia thời đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Nhóm nghiên cứu khai quật lăng mộ Hán Văn Đế. Ảnh: Paper.