Tìm thấy vật kỳ lạ trong ngôi mộ tồi tàn thời chắt nội Tào Tháo
Lão nông vào hang bắt cáo, tìm được bảo vật nghìn năm có một / Bảo vật gần 2.500 năm khiến công nghệ hiện đại không thể làm giả hay tạo ra phiên bản
Vào tháng 7 năm 1956, nhà máy cơ khí khai mỏ ở thành phố Lạc Dương (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) trong quá trình xây dựng. Đây là 1 trong 156 dự án trọng điểm theo kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở quốc gia này. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, người dân địa phương bất ngờ phát hiện ra có một ngôi mộ cổ ở công trường.
Ngay sau khi nhận được tin báo, các nhà khảo cổ đến hiện trường và phát hiện ra rằng ngôi mộ cổ đã bị đánh cắp và gần như trống rỗng. Thậm chí, ngay cả danh tính của chủ nhân ngôi mộ cũng chưa thể xác nhận.
Đang trong lúc bối rối, các nhà khảo cổ bất chợt tìm thấy trên khung của tấm màn sắt trong mộ cổ có dòng chữ "Năm Chính Thủy thứ 8".
Theo các chuyên gia,Chính Thủy (240 - 249)là một niên hiệu củaTào Phương, vị hoàng đế thứ ba của của nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc, chắt nội của Tào Tháo.Năm Chính Thủy thứ 8 là năm 247.
Việc chôn cất với nhiều đồ tùy táng quý giá rất phổ biến vào thời nhà Hán. Tuy nhiên, trong thời Tào Ngụy, Tào Tháo và con trai Tào Phi của ông đều chủ trương chôn cất đơn giản, ít đồ tùy táng quý giá.
Do đó, so với những ngôi mộ trị giá nghìn vàng thời nhà Hán, ngôi mộ cổ thời Tào Ngụy trông rất tồi tàn và còn bị bọn trộm mộ xâm phạm. Chính vì vậy, các nhà khảo cổ cho rằng ngôi mộ này không có di vật gì quý giá.
Khi các chuyên gia phân vân có nên đi sâu vào trong ngôi mộ cổ này hay không, có một người tìm thấy một món đồ đặc biệt nằm trong góc tối của mộ.
Món đồ này vẫn còn dính đầy bùn đất. Sau khi lau chùi sạch sẽ, các nhà khảo cổ đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện thứ bị bọn trộm mộ bỏ lại làmột bảo vật có một không hai trên đời.Đó là mộtchiếc cốc bạch ngọc, được chế tác vô cùng tinh xảo và đẹp mắt. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa lànó vẫn không hề bị hư hại dù trải qua gần 1.800 năm trong mộ cổ.
Chiếc cốc "xuyên không" gần 1.800 nămCác chuyên gia khảo cổ tiếp tục nghiên cứu và phát hiện ra rằng, hình dáng của chiếc cốc bạch ngọc này không khác nhiều so với những chiếc cốc hiện nay. Chiếc cốc cao 11,8 cm, đường kính miệng là 5,2 cm, có đường kính đáy khoảng 4 cm.
Về chất liệu, chiếc cốc này được gia công từngọc Hòa Điền của Tân Cương, một loại ngọc nổi tiếng ở Trung Quốc. Thân cốc được đánh bóng rất đẹp. Mặc dù không có hoa văn trang trí cầu kỳ nhưng lại rất hợp với tư tưởng đề cao sự đơn giản và tự nhiên trong xã hội vào thời điểm đó.
Vì Tào Ngụy đề cao chủ trương mai táng đơn giản nên các chuyên gia tìm được rất ít di vật văn hóa của triều đại này. Do đó, việc tìm thấy chiếc cốc bạch ngọc hàng nghìn năm tuổi trên thực sự là một bảo vật vô cùng quý hiếm.
Theo các chuyên gia, cho đến nay, đây làchiếc cốc bạch ngọc duy nhất trong thời Tào Ngụyđược khai quật ở Trung Quốc. Những năm gần đây, một số chuyên gia còn cho rằng năm sản xuất bảo vật này cũng có thể sớm hơn thời kỳ Tào Ngụy trị vì. Mặt khác, ý tưởng thiết kế hình dạng của chiếc cốc bạch ngọc rõ ràng là chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Bởi đây không phải là hình dạng của những chiếc cốc vào lúc bấy giờ.
Do được là bằng ngọc trắng chất lượng cao nên dưới ánh sáng bình, chiếc cốc bạch ngọc có màu be, hơi ánh trắng xanh, trông rất bí ẩn. Có lẽ trong mắt những kẻ trộm mộ, chiếc cốc bạch ngọc bám bụi bẩn trông quá tầm thường so với các đồ vật tùy táng khác. Do đó, chúng đã để lại báu vật hiếm có này.
Ngay sau khi được công bố, chiếc cốc bạch ngọc thời Tào Ngụy đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Các chuyên gia đánh giá cao bảo vật này vì được chế tác rất tinh xảo và gần như không thể làm giả được.
Do đó, ngay tại Lạc Dương, nơi tập trung nhiều di vật văn hóa, chiếc cốc quý hiếm này vẫn tỏa sáng và trở thành bảo vật độc nhất vô nhị. Cốc bạch ngọc thời Tào Ngụy hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Lạc Dương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?