Khám phá 5 hòm thư dưới đại dương đặc biệt nhất hành tinh, ai nhìn cũng muốn được trải nghiệm một lần
Cuộc đua bí mật dưới lòng đại dương: Khi đáy biển được “phân lô” để tranh giành hàng tỷ đô lợi nhuận / Mariana: Rãnh đại dương sâu nhất thế giới
Ở thời điểm hiện tại, khi các phương thức liên lạc qua mạng internet đã trở thành một việc rất đỗi bình thường trong cuộc sống của chúng ta, việc gửi thư tín có lẽ đã dần bị lãng quên. Tuy nhiên, đó là với các dịch vụ gửi thư thông thường còn dịch vụ gửi thư qua hòm thư đặt dưới đáy biển, bạn đã nghe tới bao giờ chưa?
Chúng ta đều từng nghe thấy khách sạn hay nhà hàng dưới đáy biển nhưng ai lại đem hòm thư xuống dưới đáy biển cơ chứ. Nghe có vẻ lạ nhưng trên thế giới, không ít nơi đã phát triển dịch vụ này và nhận được sự quan tâm của vô số khách du lịch. Từ đó, tạo ra một trải nghiệm có 1-0-2 cho du khách đến thăm quan địa điểm này.
Dưới đây là 5 địa điểm trên khắp thế giới cung cấp dịch vụ thư tín độc đáo này.
Đảo Hideaway, quốc đảo VanuatuDu khách có thể lặn xuống, tự tay bỏ thư vào hòm.
Bưu điện dưới nước ngoài khơi đảo Hideaway thuộc quốc đảo Vanuatu là một trong những bưu điện nổi tiếng nhất thế giới.Nó được thành lập vào năm 2003 và nằm ở độ sâu 3 mét.Tại đây, họ sẽ cung cấp các loại bưu thiếp không thấm nước và cho khách du lịch có thể tự tay thả vào hộp bưu thiếp chìm hoặc yêu cầu nhân viên làm như vậy.
Vào một thời điểm nhất định trong ngày, một nhân viên bưu điện đeo bình dưỡng khí lặn xuống hộp thư, lấy các tấm bưu thiếp từ hộp thư, đóng dấu chúngbằng một thiết bị dập nổi đặc biệt khi vẫn ở dưới nước và gửi chúng.
Vịnh Susami, Nhật BảnĐược tạo ra vào năm 1999 như một phần của hội chợ quảng bá con đường Kumano Kodo và các khu vực xung quanh ở phía nam của Bán đảo Kii của Wakayama, tuy nhiên hộp thư này không nhận được nhiều quan tâm.
Sau khiToshihiko Matsumoto, khi đó là giám đốc bưu điện của thị trấn, đưa ra ý tưởng về một hộp thư nằm sâu 10 mét dưới biển, hộp thư Susami mới chính thức thu hút được sự chú ý của nhiều người.
Hộp tư Susami có màu đỏ đặc trưng.
Tại hộp thư này, các thợ lặn sẽ mua bưu thiếp chống nước tại một cửa hàng địa phương, viết thông điệp lên đó bằng bút vẽ sơn dầu và thả chúng vào một hộp thư màu đỏ nằm dưới nước.Cứ vài ngày một lần, một nhân viên của cửa hàng sẽ lặn xuống, thu thập các bức thư từ hộp thư và đưa chúng đến bưu điện địa phương.
Hàng năm, hộp thư nhận được từ 1.000 đến 1.500 thư, và 32.000 thư đã được gửi trong hộp thư dưới nước kể từ khi nó được tạo ra.
Pulau Layang-Layang, MalaysiaNằm dưới nước 40 mét so với mực nước biển, hộp thư tại Pulau Layang-Layang, Malaysia đang giữ kỷ lục là thùng thư sâu nhất thế giới. Được biết, những tấm bưu thiếp gửi từ đây đều được đóng dấu chống nước đặc biệt của bưu điện và dán tem có logo của dự án Malaysia Book of Records (dự án Những kỷ lục do người Malaysia lập).
Được khánh thành vào ngày 4/5/2018 ngoài khơi Đảo Xanh ở huyện Đài Đông phía đông nam Đài Loan (Trung Quốc), hộp thư này được xây dựng với mục đích thúc đẩy bảo tồn biển và thu hút nhiều khách du lịch hơn từ trong và ngoài khu vực.
Nằm dưới độ sâu 11 mét so với mực nước biển, hộp thư này cao 1,8 mét có hình dạng của một loài cá ngựa nhỏ hiếm thường sinh sống ở ngoài khơi của hòn đảo này.
Hòm thư hình cá ngựa độc đáo.
Nằm dưới bờ biển phía nam Na Uy, hòm thư này được làm bằng chuông cấp dưỡng khí cho thợ lặn và là bưu điện khô dưới nước duy nhất trên thế giới. Nó được đặt ở độ sâu 4m gần một bến tàu. Khi du khách tới bến tàu, bỏ thư hoặc bưu thiếp của mình vào túi chống nước sau đó thả xuống. Bên trong hộp thư là môi trường khô ráo, thư và bưu thiệp được đóng dấu và gửi đi như bình thường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất