Khám phá

Khám phá đèo Ngoạn Mục: Chênh vênh, hoang sơ mà hùng vĩ

Trong chuyến đi khởi đầu năm 2021 của blogger du lịch Nguyễn Thanh Tính, sinh năm 1998, có dịp khám phá đèo Ngoạn Mục, một trong những cung đường đẹp nhất của Việt Nam.

Việt Nam lọt top 10 quốc gia đáng sống nhất cho người nước ngoài, có hai chỉ số được đánh giá top 1 thế giới / Những cây cầu “sống ảo” nổi tiếng ở Việt Nam

Đèo Ngoạn Mục thường được người Đà Lạt gọi gần gũi là đèo Sông Pha. Dưới thời Pháp thuộc, đèo từng mang tên là Bellevue. Đèo nằm trên quốc lộ 27, là tuyến giao thông huyết mạch nối liền thung lũng Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, với cao nguyên LangBiang, tỉnh Lâm Đồng.

Cái tên “Ngoạn Mục” đã thấy được sự hấp dẫn của cung đường có chiều dài 18,5 km từ độ cao 200m ở điểm thấp nhất lên tới 980m ở đỉnh, độ dốc trung bình trên 9 độ đường đèo uốn lượn ngoằn ngoèo, nhiều khúc quanh co hiểm trở băng qua núi cao vực cả. Cảnh vật hoang sơ hùng vĩ mà đẹp như tranh gồm mây núi và đồng bằng bên dưới khiến chàng trai 23 tuổi không khỏi choáng ngợp.

(mai) Khám phá đèo Ngoạn Mục: Chênh vênh, hoang sơ mà hùng vĩ, choáng ngợp - Ảnh 1.

Ngoạn Mục là một trong những đèo có độ dốc lớn nhất trong địa hình đồi núi nước ta.

Sau khi Paul Doumer, Toàn quyền Đông Dương, thông qua đề xuất cho việc xác lập địa giới năm 1893. Tỉnh Đồng Nai Thượng nay là thành phố Đà Lạt. Năm 1897, trong kế hoạch xây dựng thành phố. Ông phái một nhóm nghiên cứu thực địa lập bản đồ mở tuyến đường từ Phan Rang đi Đà Lạt. Lộ trình dài 122km từ Phan Rang qua Xóm Gòn nay là thung lũng Ninh Sơn lên Dran, huyện Đơn Dương, thung lũng Đa Nhim, Klong, Prenn rồi đến Đà Lạt. Trên lộ trình ấy, có một hướng đường bộ qua đèo Bellevue tức đèo Ngoạn Mục ngày nay.

(mai) Khám phá đèo Ngoạn Mục: Chênh vênh, hoang sơ mà hùng vĩ, choáng ngợp - Ảnh 2.

Một khúc cua nguy hiểm trên đèo Ngoạn Mục.

Chiến tranh tàn phá cùng với quá trình khai thác thuộc địa đèo trải qua hai lần mở rộng và sửa chữa lớn của Pháp và Nhật. Gần đây, nhằm tăng khả năng giao thương cũng như phát triển kinh tế giữa hai vùng Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ đèo được đầu tư mở rộng.

Đèo Ngoạn Mục đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm cầu nối kinh tế giữa hai vùng và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên. Đây là con đường hình thành trong khó khăn, vất vả dưới sự rình rập của thú dữ và lâm tặc thảo khấu. Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đèo Ngoạn Mục theo đó được ký công nhận năm 1986.

Trong hành trình khám phá cung đường đèo Ngoạn Mục, sẽ có rất nhiều cảnh đẹp trên cung đường này. Hành trình di chuyển của chàng trai xuất phát từ Ninh Thuận đi Đà Lạt. Cách khoảng 10 km tới chân đèo là một con dốc thẳng đứng. Đó chỉ là một đoạn đường đặt ống dẫn nước thuộc hệ thống thuỷ điện Đa Nhim. Trên thực tế, du khách sẽ đi qua một đoạn đường giao thông khác không cao đến như vậy. Đến chân đèo bạn sẽ như lạc vào tiên cảnh với những lớp sương mờ vào sáng sớm và thời tiết sẽ bắt đầu lạnh dần khi bạn di chuyển lên đèo.

 

Trên đèo Ngoạn Mục có 4 đoạn cua khuỷu tay rất gấp. Con đường uốn lượn mềm mại qua những đồi núi, sườn đồi lớn nhỏ khác nhau tạo hình vòng sóng, tạo nên những tầng đường mà nếu có dịp dừng chân trên đỉnh nhìn xuống, để thấy vẻ quyến rũ lãng mạn lẫn hùng vĩ của nó. Đến giữa đèo, bạn sẽ bắt gặp một trạm dừng chân ven đường, nơi có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ xa, nếu trời nắng trong xanh thì có thể nhìn thấy được tận biển Ninh Chữ.

(mai) Khám phá đèo Ngoạn Mục: Chênh vênh, hoang sơ mà hùng vĩ, choáng ngợp - Ảnh 3.

Điểm dừng chân có 4 gian hàng với các loại thức uống và những món ăn được bày bán giống nhau như trứng gà luộc, hay vài loại trái cây như khóm, quýt, hồng… được nhập trực tiếp từ Đà Lạt với giá dao động từ 6.000 – 50.000 đồng.

Thanh Tính có dịp trò chuyện với cô Huệ, một người bán nước ở đây đã hơn 20 năm. Cô cho biết, ngày xưa mọi người hay gọi đèo này là “đèo chết” bởi vì đường bị hư hỏng rất khó đi. Hơn nữa, đường đèo quanh co nguy hiểm một bên là vực sâu nên thường xuyên xảy ra nhiều vụ tai nạn chết người gây ám ảnh cho người dân. Hiện tại, đèo đã được làm lại đẹp và dễ đi hơn nên có rất nhiều khách du lịch đến đây tham quan. Nếu muốn xem mây và sương thì nên đi vào sáng sớm hoặc gần xế chiều.

Thanh Tính và bạn tiếp tục rời điểm dừng chân đi lên cao không khi dần lạnh hơn. Hai bên đường là những hàng thông xanh mướt xen vào thêm những bông hoa dã quỳ vàng tươi cuối mùa. Phải mất hơn 1 giờ, hai chàng trai mới có thể đến được huyện Đơn Dương, điểm cuối của đèo Ngoạn Mục. Từ đây để vào thành phố ngàn hoa, bạn có thể di chuyển bằng 2 con đường: hướng đi đồi chè Cầu Đất mất khoảng 40km hoặc hướng đi Phi Nôm mất tầm 50km theo quốc lộ 27. Nếu bạn xuất phát từ Phan Rang, bạn di chuyển theo quốc lộ 27 tới huyện Ninh Sơn tầm 50km, sau đó thẳng hướng đèo Ngoạn Mục.

 

Khi di chuyển trên đèo, tốt nhất là nên chạy chậm, duy trì tốc độ vừa phải, giữ khoảng cách giữa các xe để tránh trường hợp gặp khúc cua bất ngờ không xử lý kịp. Thời tiết thay đổi thất thường theo địa hình nên bạn đừng quên mang áo dài tay, áo lạnh và khẩu trang.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm