Khám phá dòng sông có màu nước đen nhất thế giới, độc lạ nhưng ít người biết tới
Tổ tiên của loài rắn là gì? Những bí ẩn chưa được giải đáp về động vật / Bí mật tượng động vật 3000 tuổi duy nhất của Việt Nam: Phát hiện ở nơi đáng sợ, là bảo vật quốc gia
Theo trang IFL Science đưa tin về kết quả nghiên cứu về một dòng sông với màu nước lạ kỳ được đăng tải trên tạp chí Limnology and Oceanography đã nhận được sự quan tâm từ đông đảo người dân. Theo đó, khác với màu sắc của các dòng sông khác trên thế giới thì nước sông Ruki lại có màu đen sì.
Bề rộng của sông Ruki khoảng 1/2km ở cửa sông và có lưu lượng trung bình lớn hơn nhiều so với sông Rhine, tuy nhiên ít người biết dòng sông này, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học ETH Zurich không khỏi bàng hoàng khi tìm hiểu nguyên nhân vì sao dòng sông lại có màu sắc lạ lùng đến vậy.
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là tình trạng thiếu phù sa, sông Ruki chảy qua bề mặt gần như bằng phẳng nên không tích tụ nhiều phù sa. Bên cạnh đó mưa lớn trong vùng cuốn trôi DOC từ thực vật ở nền rừng khiến nhiều hợp chất bị rò rỉ.
Tiến sĩ Travis Drake và cộng sự đã quyết định đi tìm hiểu kỹ hơn về lý do chi tiết trên bằng cách sử dụng phương pháp đo tại chỗ do trong vùng không có nguồn cung cấp điện.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn đo mật độ và niên đại của DOC trong nước nhằm tìm hiểu liệu nó đến từ đầm lầy than bùn dọc bờ sông hay không, được biết lượng vật chất thực vật khổng lồ chưa phân hủy được những đầm lầy này giữ lại.
Cho tới hiện tại, quá trình này đã biến khu vực trên thành một bể carbon, trong trường hợp carbon trong đầm lầy thoát ra và giải phóng vào khí quyển thì nó sẽ trở thành nguồn thúc đẩy hiện tượng ấm lên toàn cầu. Đồng thời nhóm nghiên cứu dựa trên kết quả xác định niên đại bằng đồng vị carbon thì điều này hầu như không xảy ra.
Lượng DOC trên mỗi lít trên sông Ruki được vị tiến sĩ và các cộng sự ghi lại nhiều gấp 4 lần sông Congo và gấp 1,5 lần sông Rio Negro. Theo quan sát, dòng sông Ruki khá tĩnh lặng, nếu nước sông bão hòa carbon dioxide (CO2) thì khí gas này không thể thoát ra dễ dàng, ngăn cản hình thành nhiều CO2 hơn.
- Video: Cụ bà dẫn cá trê đi dạo trên đường phố. Nguồn: Người lao động/Newsflare.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính