Khám phá loài sinh vật có kỹ năng săn mồi thành công tới 60%, vượt trội sư tử
Những câu chuyện kỳ thú và đáng buồn nhất về các loài động vật trong không gian / Phát hiện hóa thạch hệ động vật Hipparion 8 triệu năm tuổi ở Tân Cương
Chúng được gọi là mèo chân đen nhưng thực chất chân của chúng không phải màu đen mà phần lông và đệm ở lòng bàn chân mới có màu như vậy. Mèo chân đen sống ở nam và trung nam Châu Phi. Chúng thường sống trong các bụi cây và đồng cỏ. Đôi khi các "quàng thượng" còn sống ở gần các mỏm đá.
Mèo chân đen có vẻ ngoài đáng yêu nhưng là một "sát thủ" săn mồi thứ thiệt. (Ảnh: NatGeo)
Nếu nhìn từ bên ngoài, mèo chân đen trông chả khác gì một chú mèo mướp thường được nuôi trong các gia đình. Thậm chí có những con trong quần thể còn bé hơn cả mèo nhà. Mèo chân đen chỉ nặng trung bình khoảng từ 1 đến 2 kg. Chúng có chiều dài từ 36 đến 52 cm, cao từ 20 -25 cm. Mèo chân đen còn có tên khoa học là Felis nigripes.
Trái ngược với vẻ ngoài vô cùng đáng yêu, mèo chân đen thực sự là một cỗ máy săn mồi hoàn hảo ẩn dưới thân hình nhỏ bé. Theo cácnhà khoa họcthống kê, tỷ lệ săn mồi thành công của mèo chân đen lên tới 60%. Con số này quả thực là mơ ước của sư tử. Bởi so với mèo chân đen, tỷ lệ săn mồi thành công của sư tử là 30%, báo săn mồi là 58%, báo hoa mai là 38% và hổ là 5%. Như vậy, có thể nói, nếu có cuộc đua về săn mồi thì mèo chân đen chính là quán quân. Và điều này cũng khiến chúng trở thành loài mèo nhỏ nguy hiểm nhất trên Trái đất.
Tỉ lệ săn mồi thành công của mèo chân đen lên tới 60%, cao hơn cả sư tử. (Ảnh: NatGeo)
Thị lực của mèo chân đen tốt hơn của con người tới 6 lần. Tầm nhìn ban đêm và thính giác của mèo chân đen vô cùng hoàn hảo. Mèo chân đen sống chủ yếu về đêm, đặc biệt là sau khi mặt trời lặn. Trước khi mặt trời mọc, chúng sẽ quay về nghỉ ngơi trong hang của các loài khác đào hoặc trốn giữa các khối đá hoặc ụ mối rỗng.
Để bắt được con mồi thành công, mèo chân đen đã sử dụng đồng thời 3 loại kỹ thuật khác nhau. Trong đó, bao gồm, kỹ thuật rình mò thường được sử dụng khi săn mồi trong các bụi rậm. Mèo chân đen sẽ lặng lẽ len lỏi dưới bụi cây, đồng cỏ để tìm kiếm các con mồi tiềm năng. Đôi khi, chúng sẽ nằm phục kích ngay ở cửa hang của con mồi. Thậm chí, chúng sẵn sàng chờ đợi hàng tiếng đồng hồ. Con mồi vừa thò mặt là mèo chân đen sẽ lao tới hất tung chúng ra khỏi hang và vồ lấy. Ngoài ra, mèo chân đen còn có kỹ thuật săn mồi cực nhanh khi chúng lao qua các đám cỏ cao hơn người chỉ trong tích tắc để bắt những con chim hay chuột.
Mèo chân đen lặng lẽ giữa các bụi cây để săn mồi. (Ảnh: NatGeo)
Thậm chí, kỹ năng săn mồi của mèo chân đen còn được giới thiệu trong miniseries "Super Cats" do PBS Nature thực hiện. Có một truyền thuyết của châu Phi kể lại rằng mèo chân đen có thể hạ gục hươu cao cổ bằng cách cắn đứt động mạch cổ của chúng.
Tuy nhiên, mèo chân đen không hề giỏi leo trèo. Do đó chúng không sống trên các cành cây. Các nhà động vật học cho biết, do cái đuôi và thân hình quá ngắn nên chúng không thể leo cây dễ dàng được như những loài mèo khác. Thay vào đó, "quàng thượng" mèo chân đen dành nhiều thời gian vào việc đào và mở rộng các hang hốc, lãnh thổ của chúng trên nền đất cát.
Mèo chân đen có thể săn được 10 đến 14 con mồi chỉ trong một đêm.
Đối với mèo chân đen, mọi con mồi có thể chuyển động đều có thể là thức ăn. Trung bình một đêm, một con mèo chân đen có thể săn được từ 10 đến 14 con chim nhỏ hoặc chuột. Tức là cứ khoảng 50 phút chúng lại săn được 1 con mồi. Nguyên nhà bởi thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong trọng lượng cơ thể và quá trình trao đổi chất của mèo chân đen diễn ra rất nhanh do đó chúng thường xuyên săn mồi. Có thống kê rằng mèo chân đen có thể ăn tới 3.000 con chuột mỗi năm, ngoài ra còn có chim, côn trùng và bò sát. Chúng là nhữngkẻ săn mồirất tích cực, mỗi đêm chúng có thể đi tới 20 dặm để săn mồi.
Đa số thời gian, mèo chân đen thường sống đơn độc ngoại trừ những lúc phát dục và khi nuôi con. Thời gian phát dục của mèo chân đen không dài. Mèo cái chỉ kéo dài trong 1 đến 2 ngày và chúng chỉ đồng ý quan hệ với con đực trong 5 đến 10 tiếng của khoảng thời gian đó. Ngoài ra, ở thời điểm này, mèo chân đen có thể phát ra những âm thanh đặc biệt giúp chúng tìm thấy bạn tình nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Mèo chân đen thường đẻ 2 lứa trong một năm. (Ảnh: NatGeo)
Con cái thường đẻ 2 lứa trong 1 năm. Thời gian mang thai là 63 đến 68 ngày. Trung bình mèo mẹ thường đẻ từ 1-4 con mỗi lần. Mèo con mới sinh chỉ nặng từ 2 đến 3 lạng. Chúng sẽ được cai sữa sau 3 tháng. Mèo mẹ sẽ bắt và để những con mồi còn sống trong hang cho mèo con thực hành săn bắt. Sau 3-4 tháng tuổi, mèo con đã có thể sống độc lập và trưởng thành về mặt sinh dục khi được 8 đến 12 tháng tuổi.
Tuy có khả năng săn mồi cực giỏi nhưng mèo chân đen cũng là con mồi của nhiều loài khác. Kể từ năm 2016, sách đỏIUCNđã đưa mèo chân đen vào danh sách các loài dễ bị tổn thương. Điều này có nghĩa là chúng là loài có nguy cơtuyệt chủngcao. Hiện tại, loài này chỉ được tìm thấy ở Botswana, Namibia, một phần Zimbabwe, ở phía Nam Angola và Nam Phi. Ngoài ra, nếu được nuôi nhốt, "quàng thượng" mèo chân đen có thể sống tới 13 năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?