Khám phá mới về nguồn gốc tổ tiên người Đông Á
Top 6 đại quân sư tài năng, nổi tiếng nhất thời Tam Quốc: ‘Sốc’ với vị trí của Gia Cát Lượng / Tìm thấy hổ phách chứa lông khủng long, rận cổ đại 99 triệu năm tuổi
Theo các nhà nghiên cứu Viện Cổ sinh vật học và Cổ nhân loại học của Học viện Khoa học Trung Quốc, họ đã phát hiện mẫu ADN từ hài cốt của 25 người có niên đại từ 9.500 - 4.200 năm trước, và 1 bộ hài cốt có niên đại cách đây 300 năm tại nhiều khu vực của Trung Quốc.
Qua phân tích, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chủng người Đông Á đầu thời kỳ Đồ Đá mới đã có sự phân chia về gene, chứ không có sự giống nhau như như người Đông Á hiện đại.
Tại khu vực Đông Á thời kỳ Đồ Đá mới cách đây 9.500 năm, tổ tiên miền Bắc đã sinh sống dọc theo Hoàng Hà và tới cả thảo nguyên phía Đông của Siberia. Trong khi đó, tổ tiên phương Nam lại sinh sống dọc theo vùng duyên hải miền Nam Trung Quốc đại lục và các hòn đảo tại Eo biển Đài Loan kể từ cách đây 8.400 năm.
Người Trung Quốc hiện đại tới từ phương Bắc và phương Nam đều có sự tương đồng về gene với tổ tiên Đông Á thời kỳ Đồ Đá mới sinh sống ở miền Bắc dọc theo sông Hoàng Hà.
Các phân tích kỹ hơn cho thấy tổ tiên phương Bắc đóng vai trò lớn hơn trong bộ gene hỗn hợp này. Sự di cư từ phương Bắc dọc theo Hoàng Hà tới phía Nam là điểm nổi bật trong lịch sử Đông Á sau thời kỳ Đồ Đá.
Không giống như ở châu Âu, ảnh hưởng từ khu vực Trung Á không có vai trò trong sự hình thành tổ tiên người Đông Á. Sự pha trộn gene phần lớn chỉ xuất hiện giữa cư dân phương Bắc và phương Nam tại Đông Á. Trong khi đó, tổ tiên phương Nam lại có ảnh hưởng lớn đến những khu vực khác. Những người nói tiếng Austronesia ngày nay, đang sinh sống ở các hòn đảo rộng lớn tại Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương, có gene gần giống với cư dân thời kỳ Đồ Đá mới tới từ vùng biển phía
Các nhà nghiên cứu khẳng định đây là bằng chứng cho thấy người nói ngôn ngữ Austronesia ngày nay có tổ tiên tới từ miền Nam Trung Quốc cách đây ít nhất 8.400 năm. Austronesia là nhóm ngôn ngữ được sử dụng tại khu vực trải dài từ Madagascar qua Bán đảo Mã Lai, tới Hawaii, đảo Easter và gần như tất cả ngôn ngữ bản địa của các đảo Thái Bình Dương. Nghiên cứu này phản ánh tác động to lớn của việc di cư tới sự pha trộn gene trong lịch sử loài người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc