Khám phá

Khám phá Ngọn Đuốc Rồng: "Thế giới song Paralle" từ vũ trụ sơ khai

DNVN - Ngọn Đuốc Rồng (Zhúlóng), một thiên hà xoắn ốc khổng lồ, là bản sao hoàn hảo của Ngân Hà, vừa được phát hiện nhờ ánh sáng “xuyên không” từ một vùng vũ trụ cách đây hàng tỉ năm. Phát hiện này không chỉ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về vũ trụ mà còn mở ra một thế giới song song kỳ bí từ thời kỳ sơ khai của vũ trụ.

Người phụ nữ tuyên bố nhìn thấy quái vật hồ Loch Ness đang thực hiện hành vi kỳ quái suốt một khoảng thời gian dài / CLIP: Cuộc tử chiến giữa hai sát thủ có nọc độc, rết độc quyết đấu bọ cạp đỏ Tanzania

Theo thông tin từ Sci-News, dữ liệu mới nhất từ kính viễn vọng không gian James Webb - công cụ mạnh nhất thế giới hiện nay - đã tiết lộ sự tồn tại của thiên hà này chỉ khoảng 1 tỉ năm sau sự kiện Vụ nổ Big Bang (tương đương khoảng 12,8 tỉ năm trước). Được đặt tên là Zhúlóng (Ngọn Đuốc Rồng), đây là thiên hà có đĩa phình xoắn ốc xa nhất được xác định cho đến nay, mở ra nhiều câu hỏi thú vị về sự hình thành của các thiên hà.

Zhúlóng - Ngọn Đuốc Rồng được tìm thấy trong vùng vũ trụ sơ khai khoảng 12,8 tỉ năm trước - Ảnh: NASA/ESA/CSA/ĐẠI HỌC GENEVA

Zhúlóng - Ngọn Đuốc Rồng được tìm thấy trong vùng vũ trụ sơ khai khoảng 12,8 tỉ năm trước - Ảnh: NASA/ESA/CSA/ĐẠI HỌC GENEVA

Trái ngược với các giả thuyết trước đây, theo đó các thiên hà xoắn ốc lớn như Ngân Hà cần vài tỉ năm để hình thành, Ngọn Đuốc Rồng đã phá vỡ niềm tin này. Trước kia, các thiên hà sơ khai chỉ có kích thước nhỏ bé và cấu trúc hỗn loạn trong 1 tỉ năm đầu tiên của vũ trụ. Chúng phải hợp nhất và tái cấu trúc qua hàng tỉ năm mới có thể trở thành các thiên hà hoàn chỉnh. Tuy nhiên, Ngọn Đuốc Rồng lại xuất hiện sớm hơn nhiều so với dự đoán, sở hữu một đĩa hình thành sao lớn, các nhánh xoắn ốc đẹp mắt cùng khối phình lâu năm ở trung tâm, giống hệt cấu trúc của Ngân Hà.

Đĩa của Ngọn Đuốc Rồng có chiều dài lên tới hơn 60.000 năm ánh sáng, chỉ nhỏ hơn một chút so với Ngân Hà và có khối lượng tương đương 100 tỉ lần khối lượng Mặt Trời. Điều này khiến Ngọn Đuốc Rồng trở thành một trong những thiên hà giống Ngân Hà hấp dẫn nhất từng được phát hiện ở giai đoạn vũ trụ sơ khai, mở ra nhiều câu hỏi mới về cách thức các thiên hà hình thành.

TS Mengyuan Xiao, tác giả chính của nghiên cứu từ Đại học Geneva (Thụy Sĩ), cho biết: “Khám phá này cung cấp một cái nhìn mới về cách các thiên hà có thể hình thành sớm hơn nhiều so với những gì chúng ta đã biết.”

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Astronomy & Astrophysics không chỉ khẳng định rằng vũ trụ sơ khai vẫn còn rất nhiều điều chưa được khám phá, mà còn chứng minh rằng vũ trụ có thể đã tiến hóa nhanh hơn so với những gì khoa học từng tưởng tượng. Với sự tham gia của kính viễn vọng James Webb vào năm 2022, con người đã có cơ hội khám phá những vật thể kỳ diệu từ các vùng vũ trụ xa xôi, cổ xưa – nơi vũ trụ mới chỉ hình thành vài trăm triệu đến vài tỉ năm sau Big Bang.

 

Ngọn Đuốc Rồng là minh chứng rõ rệt cho thấy các thiên hà khổng lồ có thể đã được hình thành sớm theo những phương thức mà khoa học chưa thể lý giải. Có thể, vũ trụ sơ khai đã phát triển theo một nhịp độ nhanh chóng mà chúng ta chưa từng nghĩ tới.

Như Ý (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm