Khám phá

Khám phá những hòn đảo kì lạ nhất thế giới

Đảo người ngoài hành tinh, đảo xương rồng, đảo búp bê ma… là những cái tên trong danh sách những hòn đảo kì lạ và bí ẩn nhất thế giới. Bạn có chắc mình từng nghe đến tên những hòn đảo này.

Bí ẩn hòn đảo tuyệt đẹp mang lời nguyền chết chóc / Top 10 hòn đảo đẹp nhất Thái Lan

Đảo mèo Aoshima - Nhật bản
ci-9

Đảo Aoshima thuộc quận Nagahama, thành phố Ōzu, tỉnh Ehime là hòn đảo nổi lên giữa vùng biển nội địa Seto. Đảo Aoshima còn được gọi là Đảo mèo, bởi trên hòn đảo bé nhỏ này có khoảng hơn 150 chú mèo đang cùng sinh sống với cư dân đảo. Ban đầu, hòn đảo dài 1,6 km này có rất nhiều chuột, phá hoại thuyền của ngư dân. Vì vậy người ta bắt đầu nuôi mèo, và chúng sinh sôi nảy nở một cách nhanh chóng.

Trên đảo không hề có nhà hàng, ô tô, cửa hàng hay những quầy bán đồ ăn vặt như các địa điểm du lịch, nhưng những người yêu mèo lại rất thích đến đây. Những chú mèo trên đảo Aoshima không hề kén đồ ăn. Chúng ăn cơm, lương khô hay khoai tây khách du lịch cho, hoặc tự bắt cá ăn.

Đảo búp bê ma (La Isla delas Munecas) – Mexico

isla-de-las-munecas-the-island-of-the-dead-dolls-1518468781
Đảo búp bê ma (La Isla delas Munecas) – Mexico

Mỗi năm có hàng trăm nhiếp ảnh gia và những người thích khám phá đặt chân đến hòn đảo có tên Isla de las Muñecas vì bị thu hút bởi những tin đồn kì dị về nơi này. Có hàng ngàn con "búp bê chết" được treo trên cây để trấn áp những tin đồn đáng sợ về một hồn ma chết đuối ở đây.

Để đến được hòn đảo này, bạn sẽ ngồi xe 2 tiếng từ thành phố Mexico đến một khu từng rậm rạp, nơi hàng ngàn con búp bê không lành lặn được treo trên cây. Những con "búp bê chết" này được đặt ở đây từ hơn 50 năm trước.

Đến nay đảo búp bê rùng rợn này vẫn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đặc biệt là khi đêm xuống, những ánh mắt vô hồn, chết chóc có thể sẽ dõi theo bạn khắp nơi nếu chẳng may bạn không tìm được lối ra khỏi khu rừng.

Đảo “ngoài hành tinh” Socotra – Yemen

img20161019175942260-b87a9

Quần đảo Socotra nằm ở khu vực tây bắc Ấn Độ Dương, gần vịnh Aden, dài 250 km, gồm 4 hòn đảo chính và 2 đảo đá. Nhờ sự cô lập về địa lý, đảo Socotra nằm giữa biển Arab phát triển hệ sinh thái độc nhất với nhiều loài động, thực vật đặc hữu.

 

Socotra là một trong những vùng đất hoang vu nhất thế giới. Với khí hậu khắc nghiệt và khô nóng, đời sống thực vật trên đảo rất phong phú và độc đáo. Bởi vậy, Socotra còn được mệnh danh là “địa danh sở hữu vẻ đẹp kỳ lạ nhất thế giới”. Hay nói một cách khác, quần đảo có môi trường sống đặc biệt dành cho hệ động thực vật lạ.

Trên đảo xuất hiện nhiều loài thực vật lạ, tồn tại hơn 20 triệu năm tuổi và không có mặt ở những nơi khác. Tiêu biểu có thể kể tới cây Dragon’s Blood (cây máu rồng hay long huyết), là loại thực vật có hoa trong họ măng tây. Đây là cây đặc hữu của hòn đảo. Tên gọi kỳ lạ xuất phát từ nhựa cây mang màu đỏ như máu. Loài cây này có nhánh rất dài, trải rộng tán. Nhìn từ trên cao, người ta có cảm giác chúng như những chiếc nấm khổng lồ. Cây máu rồng là loại cây nổi bật nhất trong số 900 loài trên quần đảo hiện nay. Người dân bản địa còn sử dụng loại cây này làm dược liệu chữa bệnh trong nhiều thế kỷ.

Đảo bị nguyền rủa Gaiola, Ý

isola-della-gaiola-the-cursed-island-you-dont-want-to-live-on-1518468781

Gaiola là một trong những hòn đảo thuộc thành phố Naples của Ý, là một khu vực có khoảng 40 hecta biển được bảo tồn mà gọi là "Công viên dưới nước Gaiola".

Những con phố lát sỏi lộng lẫy trải dọc hòn đảo xinh đẹp này (thực tế là hai hòn đảo nhỏ được nối với nhau bởi một cây cầu), nhưng Gaiola không có người sinh sống vì những chủ nhân trước đó đều gặp vận xui, thậm chí là đột tử. Lời nguyền bắt đầu từ những năm 1920, khi thi thể chủ nhân người Thụy Sĩ của hòn đảo, Hans Braun, được tìm thấy quấn trong một tấm thảm. Vài tháng sau, vợ ông chết đuối ở vùng biển quanh hòn đảo. Chủ nhân tiếp theo của Gaiola, một người Đức tên Otto Grunback, lên cơn đau tim và qua đời trong lúc đang ở biệt thự trên đảo. Một chủ nhân khác, doanh nhân Maurice-Yves Sandoz, đã tự sát tại một bệnh viện tâm thần ở Thụy Sĩ.

 

Đảo sậy nổi Titicaca – Peru

the-floating-islands-of-lake-titicaca-1518468781

Hồ Titicaca nằm ở biên giới Peru và Bolivia, với độ cao hơn 3.800m so với mực nước biển, trở thành một trong những hồ trên núi cao nhất thế giới có thể đi tới được. Đồng thời, là hồ nước ngọt lớn nhất Nam Mỹ.

Ở Titicaca có một bộ lạc sống trên các đảo nhân tạo độc đáo làm bằng một loại sậy mọc tự nhiên xung quanh hồ - cây totora. Chúng rất dễ uốn, khi đan chặt lại thì nổi trên mặt nước như chiếc phao. Từ xưa, nguyên liệu lý tưởng từ thiên nhiên này được người Uros sử dụng để tạo một hệ thống các đảo nhỏ có thể di chuyển dễ dàng khỏi đất liền trong trường hợp khẩn cấp. Qua nhiều thế kỷ, đến nay vẫn có một nửa dân số bộ tộc Uros (khoảng 500 người) sống trên đảo nổi này.

Số lượng du khách đổ xô đến các đảo này mỗi năm để quan sát và tìm hiểu lối sống độc đáo của người Uros ngày càng nhiều. Du lịch giờ đây mang lại cho họ một nguồn thu đáng kể. Họ mở dịch vụ đi thuyền truyền thống quanh các đảo, bán đồ thủ công và thiết kế các phòng đặc biệt để cho thuê. Khó ai có thể từ chối một đêm hòa mình vào điệu nhảy dân gian trong trang phục truyền thống Uros và tận hưởng cảm giác khó quên trên đảo nổi giữa mặt hồ Titicaca yên tĩnh.

Đảo sò Fadiouth – vịnh Senegal

 

Joal-Fadiouth-Senegal-1
Mặt tiền và đường đi đều dát kín vỏ sò.

Nằm im lìm ở góc cuối đường bờ biển kéo dài Petite Côte là một làng chài yên bình mang tên Joal Fadiouth thuộc vịnh Senegal. Joal là tên của cả vùng đất thuộc vịnh này, còn Fadiouth là một đảo nhỏ kết cấu hoàn toàn bằng vỏ sò, được nối với Joal bởi cây cầu gỗ hẹp dài 400 mét.

Ở đây, vỏ sò, vỏ ốc nằm la liệt khắp nơi, từ đường xá, mặt tường cho đến nghĩa trang và những món đồ lưu niệm trong các hàng bán rong. Mỗi bước chân đi trong Fadiouth đều mang lại những tiếng lạo xạo có phần ồn ã của hàng nghìn vỏ sò nằm khắp nơi. Đường phố, mặt tiền của những ngôi nhà, thậm chí những món nữ trang được bày bán đều được làm bằng vỏ trai, vỏ sò.

Trong hơn một thế kỷ, những cư dân trên đảo sống bằng việc bắt động vật nhuyễn thể như sò, trai để ăn, rồi dùng những chiếc vỏ rỗng xây dựng nên hòn đảo vỏ sò ngày nay. Những vỏ sò rỗng được tích lũy qua nhiều năm và gắn kết với nhau bởi rễ của rừng ngập mặn, những cây lau sậy và cây bao báp khổng lồ. Vỏ sò trở thành một phần không thể thiếu trong kiến trúc, cũng như toàn bộ những gì thuộc về đảo.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm