Khám phá tên gọi Sa Đéc
DNVN - Sa Đéc có thể là chợ sắt/chợ bán sắt theo tiếng Khmer, hoặc tên một vị nữ thủy thần của người Chân Lạp, thường được người dân trong vùng thờ trên sông, hoặc tên một vị thần được thờ ở nhiều nơi.
Cuộc gặp gỡ hiếm hoi của ba vị vua Việt Nam / Khám phá tu viện bỏ hoang đẹp như ở châu Âu giữa lòng Đà Lạt
Sa Đéc hiện là thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Tháp. Ngoài Sa Đéc, tỉnh này còn có TP Cao Lãnh (tỉnh lỵ), thị xã Hồng Ngự cùng 9 huyện: Cao Lãnh (cùng tên thành phố), Hồng Ngự (cùng tên thị xã), Tam Nông, Tân Hồng, Tháp Mười, Thanh Bình, Châu Thành, Lai Vung và Lấp Vò.
Các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về ý nghĩa địa danh Sa Đéc. Địa chí Đồng Tháp cho biết Sa Đéc có thể là chợ sắt/ chợ bán sắt theo tiếng Khmer, hoặc tên một vị nữ thủy thần của người Chân Lạp, thường được người dân trong vùng thờ trên sông, hoặc tên một vị thần được thờ ở nhiều nơi. Cách lý giải Sa Đéc là tên một vị thần được nhiều người ủng hộ hơn cả.
Làng hoa Sa Đéc được biết đến là thủ phủ hoa, kiểng của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có truyền thống hơn 100 năm. Nơi đây chuyên cung cấp đủ loại hoa, kiểng cho khắp các địa phương lân cận. Những ngày giáp Tết, làng hoa Sa Đéc trở nên nhộn nhịp, rực rỡ hơn bao giờ hết, thu hút đông du khách tìm đến.
Theo Cổng TTĐT Đồng Tháp, di tích quốc gia nhà cổ Huỳnh Thủy Lê ở Sa Đéc được xây dựng năm 1895, trùng tu lớn vào năm 1917, có lối kiến trúc Đông - Tây kết hợp. Nơi đây còn được nhiều người biết đến với mối tình giữa ông Huỳnh Thủy Lê và nữ văn sĩ Pháp Marguerite Duras, tác giả tiểu thuyết "Người tình" (L'Amant) nổi tiếng.
Nằm tại TP Sa Đéc, chùa Kiến An Cung, hay chùa Ông Quách, là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, có lối kiến trúc độc đáo, trang nghiêm. Cổng TTĐT Đồng Tháp cho biết chùa được khởi công xây dựng năm 1924, đến năm 1927 thì khánh thành.
Ngoài chùa Ông Quách, Sa Đéc còn có chùa Bà Thiên Hậu, hay Thất Phủ Thiên Hậu Cung, là địa điểm văn hóa tâm linh thu hút nhiều du khách. Theo Địa chí Đồng Tháp, cùng với tín ngưỡng thờ Quan Công, tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu của người Hoa ở đất Gia Định xưa đã có từ cuối thế kỷ 17. Chùa Bà Thiên Hậu ở Sa Đéc là một trong những di tích phản ánh tín ngưỡng này.
Từ lâu, địa danh Sa Đéc còn được nhiều người nhắc đến với đặc sản hủ tiếu Sa Đéc trứ danh. Những sợi hủ tiếu trong món ngon này được làm từ bột gạo Sa Đéc theo truyền thống trăm năm, kết hợp với nước dùng hầm xương ngọt thanh, những miếng thịt, tôm, lòng... hấp dẫn, cuốn hút người ăn.
Theo Song Phúc/Zing
Copy link
Link bài gốc
Lấy link
https://zingnews.vn/y-nghia-dia-danh-sa-dec-post1032186.html
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Cột tin quảng cáo