Vì sao chợ Đông Hoa phải đổi tên thành Đông Ba?
Chợ Đông Ba là một trong những biểu tượng của vùng đất cố đô Huế. Ban đầu, chợ này có tên Đông Hoa, sau đó được đổi thành Đông Ba.
Bộ ảnh tuyệt đẹp về xứ sở Đông Dương năm 1944 / Cuộc gặp gỡ hiếm hoi của ba vị vua Việt Nam


Theo sách “Chín đời chúa 13 đời vua triều Nguyễn”, ban đầu, chợ Đông Ba có tên là Đông Hoa. Vì kỵ tên húy của bà Hồ Thị Hoa (vợ vua Minh Mạng), vua Gia Long ra lệnh đổi tên thành chợ Đông Ba. Dưới thời phong kiến, triều đình kiêng gọi tên húy (tên cúng cơm) của tất cả người trong hoàng tộc. Người vi phạm sẽ bị xử phạt rất nặng.

Theo "Địa chí Thừa Thiên Huế", chợ Đông Ba nằm ngay cạnh chân cầu Trường Tiền, phía bờ Bắc của thành phố Huế ngày nay. Chợ Đông Ba cũng nằm dọc theo bờ sông Hương, chảy trong thành phố Huế.

Phu Văn Lâu là một trong những biểu tượng văn hóa của triều Nguyễn, được xây dựng bên bờ sông Hương để phục vụ nhiều mục đích khác nhau, trong đó có niêm yết kết quả các kỳ thi.

Nghênh Lương Đình được xây dựng dưới triều vua Tự Đức (1852), năm Thành Thái thứ 15 (1903) được trùng tu cẩn thận. Đến năm Khải Định thứ ba (1918), nó được tôn tạo thêm một lần nữa để vua thường xuyên đến nghỉ mát. Nghênh Lương Đình được in trên tờ 50.000 đồng.

Theo sách "Đại Nam nhất thống chí", giếng Hàm Long ở Huế từng xuất hiện từ năm 1674, đây chính là nơi cung cấp nước sạch cho vua chúa triều Nguyễn sử dụng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 'Lỡ dại' vỗ mông hà mã, sư tử phải trả giá bằng cả tính mạng
CLIP: Sư tử ác chiến kinh hoàng với bầy linh cẩu để tranh giành bữa ăn
Phát hiện "vết sẹo" lâu đời nhất trên Trái Đất – bằng chứng về cú va chạm kinh hoàng cách đây 3,47 tỉ năm
Ngôi mộ 28.000 năm hé lộ bí ẩn về đứa trẻ lai giữa hai loài người
CLIP: Cuộc chiến sinh tồn khốc liệt của 2 con rồng Komodo

"Tiếng còi báo tử" từ vũ trụ: 4 đài thiên văn cùng lúc ghi nhận khoảnh khắc một hành tinh bị nuốt chửng
Cột tin quảng cáo