Khám phá vũ khí "kiếm lai roi" hủy diệt khủng khiếp của Ấn Độ
So với các loại vũ khí cầm tay phổ thông khác, "kiếm lai roi" urumi có tầm đánh xa và khó chặn đòn hơn nhưng cũng khó sử dụng hơn. Nó có thể làm chính chủ nhân của mình bị thương nếu bất cẩn.
Sói già tấn công, “dằn mặt” đối thủ mới trưởng thành / Rắn "khoe" bản lĩnh cắn chặt cá trong mồm
Urumi là tên gọi của một loại vũ khí kỳ lạđược sử dụng ở Ấn Độ thời cổ. Điều làm nên sự độc đáo của vũ khí này là nó giống như một “đứa con lai” giữa kiếm và roi.
Phần lưỡi của urumi được làm từ lưỡi rất dẻo, có thể quấn quanh hông. Chiều dài lưỡi kiếm thường từ 1m2 đến 1m6, nhưng đôi khi lên tới 3 đến 5 m. Khi sử dụng, các chiến binh xoay vòng urumi, khiến đối phương khó tiếp cận.
Urumi có thể có một lưỡi hoặc nhiều lưỡi chung một cán. Theo ghi nhận, một số thanh urumi cổ tỉm thấy ở Sri Lanka có đến 30 lưỡi.
Cả hai mặt của lưỡi urumi được mài sắc và có khả năng sát thương cao. Do sự mềm dẻo như một cây roi, ngay cả khi đối phương sử dụng khiên, urumi vẫn có thể uốn cong và gây sát thương.
So với các loại vũ khí cầm tay phổ thông khác, urumi có tầm đánh xa và khó chặn đòn hơn nhưng cũng khó sử dụng hơn. Nó có thể làm chính chủ nhân của mình bị thương nếu bất cẩn.
Do vậy, một chiến binh cần nhiều năm luyện tập mới có thể sử dụng urumi thuần thục như ý muốn, và chiều dài của urumi tỉ lệ thuận với kỹ năng của người dùng.
Việc sử dụng urumi cũng có thể gây sát thương cho các đồng đội ở gần. Do vậy vũ khí này không được sử dụng trong các trận chiến dàn quân mà thường được dùng để đấu tay đôi hoặc ám sát.
Do tốc độ ra đòn liên tiếp khá chậm và khả năng chống vũ khí cận chiến hạn chế, urumi thường được sử dụng cùng với khiên nhỏ, phù hợp với lối đánh chặn đòn – phản công.
Ngày nay, urumi vẫn được sử dụng để biểu diễn trong một số phái võ cổ truyền ở các quốc gia khu vực Nam Á.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
Cột tin quảng cáo