Khám phá

Lực lượng tinh nhuệ giúp Tào Ngụy "đuổi Lưu Bị, phá Mã Siêu"

"Hổ Báo Kỵ" là một trong những bộ đội đặc chủng của Tào Ngụy, được đánh giá là tinh nhuệ nhất thời đại Tam Quốc, nhưng sử liệu TQ không có nhiều thông tin về đơn vị bí ẩn này.

Ám ảnh đôi mắt những chú chó trước cái chết thảm khốc / Chó rừng tung tuyệt kỹ phi thân săn gà cát

Thời kỳ Tam Quốc, ba nước Ngụy - Thục - Ngô đều sở hữu những đơn vị quân sự đặc chủng, trong đó lực lượng đặc nhiệm được đánh giá hùng mạnh nhất chính thuộc quân đội của Tào ngụy.

Đội quân tinh nhuệ dưới trướng của Tào Ngụy được gây dựng từ thời Tào Tháo, được gọi là Hổ Báo Kỵ.

Sách "Tam Quốc Chí - Ngụy thư" có đoạn tán dương - "Hổ Báo Kỵ do (Tào) Thuần chỉ huy, là lực lượng tinh nhuệ trong thiên hạ, trăm người mới tuyển được một".

Nhiều danh tướng của Tào Ngụy đã xuất thân từ lực lượng này.

"Tam Quốc Chí" có nhắc tới 8 vị tướng nổi tiếng, gọi là Bát Hổ Kỵ, gồm Tào Nhân, Tào Hồng, Tào Thuần, Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên, Tào Chân, Tào Tu, Hạ Hầu Thượng.


Ảnh minh họa.

Theo "Hậu Hán thư", cơ quan tối cao chỉ huy quân đội của Tào Ngụy gọi là "Bá phủ". Tào chia quân đội thành 3 bộ phận: trung ương, địa phương và quân "ư nông" (sản xuất).

Trong đó, quân trung ương là đội quân quan trọng nhất, chia thành nội - ngoại quân. Trung quân còn gọi là Vũ Vệ Doanh, tương đương với "Cấm vệ quân" bảo vệ Hoàng thành, trực thuộc Tào Tháo, quân số vào khoảng 100.000 lính.

Hổ Báo Kỵ là đơn vị "cốt lõi" của trung quân, chịu trách nhiệm bảo vệ Tào Tháo, Bá phủ và Hoàng cung.

Tinh thần cơ bản của tiểu thuyết "Tam Quốc Diễn Nghĩa" là "ca ngợi Lưu Bị, chê bai Tào Tháo", do đó lực lượng Hổ Báo Kỵ hầu như không được nhắc tới.

 

Trong tiểu thuyết chỉ có đoạn mô tả sơ sài 5.000 thiết kỵ đánh thắng Lưu hoàng thúc, khiến độc giả có ấn tượng sai lầm.

Thực tế, đơn vị quân sự "chinh phạt Kinh Châu, đuổi Lưu Bị về Trường Bản" mà Khổng Minh gọi là "cường nỏ hết thời" này chính là Hổ Báo Kỵ - một trong những đội quân đặc chủng tinh nhuệ nhất thời Tam Quốc.

Các thống soái của Hổ Báo Kỵ đều là tướng mang họ Tào.

Các thống soái của Hổ Báo Kỵ đều là tướng mang họ Tào.

Đuổi Lưu Bị, phá Mã Siêu

Năm Kiến An thứ 9 (204), trong chiến dịch Nam Bì, Hổ Báo Kỵ trảm được Viên Đàm.

 

Năm Kiến An 12, Tào Tháo Bắc Chinh các bộ tộc Hung Nô - "Bộ, kỵ binh của (Tào) Thuần chặt được thủ cấp của Thiền Vu".

Năm Kiến An 13, Hổ Báo Kỵ đại phá Lưu Bị ở dốc Trường Bản, lập kỳ tích "1 đêm hành quân 300 dặm" tập kích, đánh quân Lưu "không còn manh giáp".

Nếu không nhờ sự xuất hiện kịp thời của Quan Vũ, có thể Lưu Bị đã chôn thây ở đây chứ không còn cơ hội xưng đế ngày sau.

Năm Kiến An 16, lực lượng này tiếp tục đánh bại đội quân thiết kỵ Tây Lương nổi tiếng do Mã Siêu chỉ huy.

Theo sử liệu TQ, Mã Siêu "dùng sức một Châu đối đầu với toàn bộ Tào Ngụy, tất cả dựa vào 'Tây Lương thiết kỵ'", đủ thấy sức mạnh của lực lượng này.

 

Chiến thắng trước Mã Siêu là một trong những thắng lợi thể hiện năng lực vượt trội của Hổ Báo Kỵ

Gần như trong mỗi chiến dịch trọng yếu của Tào Tháo, hoặc khi Ngụy quân rơi vào tình thế nguy cấp, Hổ Báo Kỵ mới được điều động tham chiến để "nghịch chuyển càn khôn".

Theo chính sử, Tào Tháo chia Hổ Báo Kỵ thành Hổ Kỵ Doanh và Báo Kỵ Doanh. Chức trưởng quan chỉ huy 2 doanh được định đoạt thông qua thi đấu võ nghệ, mưu trí, chiến lược chiến thuật...

Các chức vụ chỉ huy cao nhất của Hổ Báo Kỵ chưa từng lọt khỏi tay gia tộc Tào thị.

Các đời thống lĩnh Hổ Báo Kỵ đều là tướng lĩnh mang họ Tào, như Tào Thuần, Tào Tu và Tào Chân.

 

Sau khi vị tư lệnh cuối cùng của Hổ Báo Kỵ là Tào Thuần qua đời, mặc dù văn võ bá quan cũng tiến cử nhiều cái tên trong họ, nhưng cuối cùng Thừa tướng Tào Tháo vẫn "phải" kiêm nhiệm chức Đô thống Hổ Báo Kỵ cho đến cuối đời.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm