Khi đưa linh cửu Từ Hi đến nơi an táng thì quan tài nhỏ máu, cảnh tượng cực kỳ rợn người, Lý Liên Anh trước khi lâm chung mới dám nói ra nguyên nhân
Người phụ nữ nghèo 'đổi đời' khi phát hiện viên ngọc quý có giá vài tỷ đồng sau bữa tối của chồng / Cậu bé đáng thương, 2 tuổi bị cầm tù, 57 tuổi được phóng thích, không phân biệt được gà với vịt, chưa từng gặp phụ nữ
Ngày 15 tháng 11 năm 1908, Từ Hi thái hậu - người nắm quyền Đại Thanh khi ấy đã qua đời ở điện Nghi Loan. Đây là nhân vật nổi tiếng đã nắm giữ quyền thống trị triều Thanh 47 năm, ngày ấy đã kết thúc cuộc đời chứa đầy những từ ngữ không hay. Tuy nhiên sau khi Từ Hi qua đời lại không dựa theo lưu trình thông thường mai táng kịp thời, mà lại trì hoãn những 1 năm trời mới đưa vào Đông Lăng.
Trình độ khoa học thời Thanh vẫn rất lạc hậu, chắc chắn không thể giữ thi thể của Từ Hi không bị thối rữa được, để trong thời gian dài như vậy thực sự khiến người ta khó mà lý giải được, bên trong rốt cuộc là có nguyên nhân gì? Theo như những tin tức truyền lại thì tổng cộng có 3 ý kiến đáng tin nhất.Đầu tiên, có người cho rằng, là để chuẩn bị những đồ để bồi táng cùng thái hậu nên đã tốn nhiều thời gian. Cuộc sống lúc sinh thời của Từ Hi vô cùng xa hoa nên sau khi bà chết cũng sẽ rất chú trọng về tang lễ của mình.
Theo các tài liệu lịch sử ghi chép, chỉ trong quan tài của Từ Hi thôi cũng đã có một dải vải bông đều được dệt từ tơ vàng, trên đó còn nạm hàng vạn hạt trân châu, đá quý, bạch ngọc,… Trên cơ thể bà còn được đắp một chiếc chăn dệt kim Đà La Ni kinh, trên đó dệt hơn 20 ngàn chữ kinh văn Đà La Ni và 820 hạt trân châu. Trên mũ phượng, một viên trân châu đã nặng 4 lạng, đáng giá hơn 1000 vạn lượng bạc trắng, ngoài ra còn có rất nhiều vàng bạc châu báu chôn theo, những “xa xỉ phẩm” này cũng không phải là thứ gì thường gặp nên phải cần nhiều thời gian để thu gom, chuẩn bị.
Thứ hai là khi Từ Hi bệnh nặng, từng cho gọi các thầy tướng số tới định sẵn ngày lành giờ tốt để mai táng, ngày đẹp nhất là 1 năm sau. Và thứ ba là Từ Hi đã tiêu tốn nhiều tiền tài của cải, xây dựng địa cung cho mình nhưng khi bà mất thì lăng mộ vẫn chưa được xây xong, chỉ có thể đợi 1 năm sau thì địa cung mới gọi là hoàn thành.
Khi ấy quan tài của Từ Hi được giữ ở điện Ninh Thọ, sau đó được di chuyển tới Cảnh Sơn để tiến hành tế lễ. Kỹ thuật giữ thi thể ở thời cổ đại vẫn còn lạc hậu, không lâu sau thì thi thể của Từ Hi đã thối rữa, bốc ra mùi hôi thối khó chịu, để che đi mùi hôi ấy, đại thái giám Lý Liên Anh phái người mua nhiều hương liệu, dùng nó để ủ phía trên quan tài, xung quanh 10 mét vẫn còn nồng mùi hương liệu.
Ngày 9/11/1909, cuối cùng đã tới lúc mai táng, khi ấy tổng cộng có 216 người đàn ông cường tráng khênh quan tài cho Từ Hi, thêm vào đó là những lễ nghi và vật phẩm khác dưới sự chỉ huy của Lý Liên Anh. Một dòng người dài dằng dặc nối đuôi nhau đi về phía Đông Lăng khiến người dân trong kinh thành đều xúm lại trên phố xem tang lễ hoành tráng này. Theo như kế hoạch thì phải mất 5 ngày mới có thể tới nơi nhưng chỉ mới qua được 1 ngày, Lý Liên Anh đã phát hiện điều bất thường.
Trong quá trình di chuyển quan tài, từ phía trên liên tục có một chất lỏng màu đỏ nhỏ xuống, rất có khả năng là máu trên thi thể của Từ Hi chảy ra. Ngày thứ 2, trên đường đi để lại hàng máu rợn người, Lý Liên Anh bèn hạ lệnh cho một đám người đi phía sau xóa vết máu ấy đi. Khó khăn lắm mới tới buổi tối nghỉ ngơi, Lý Liên Anh lấy lý do chỉnh lý lại quan tài cho thái hậu, hạ lệnh cho người bí mật mở quan tài thái hậu ra, sau đó đập vào mắt của Lý Liên Anh là thi thể đã thối rữa của Từ Hi. Tiếp đó hắn ra lệnh cho người nín thở để tìm nguyên nhân nhỏ máu.
Hóa ra trong góc của quan tài có hơn 10 con chuột, những con chuột này cũng đều chết vì chảy máu mũi, máu thấm vào tầng đáy của quan tài, đang chảy xối xả xuống đất, điều hiển nhiên đây đều là máu, không phải là máu chảy ra từ thi thể của Từ Hi. Lý Liên Anh sợ hãi hạ lệnh cho người dọn sạch những con chuột chết này ra, sau đó đóng nắp quan tài lại, quả nhiên tới ngày hôm sau thì quan tài không còn nhỏ máu nữa. Trên đường đi, Lý Liên Anh cứ nghĩ, rốt cuộc những con chuột này từ đâu ra, sau này điều tra mới biết hóa ra đây đều là tai họa từ hương liệu gây ra.
Khi ấy, để ngăn mùi hôi thối không bốc ra ngoài nên đã mua rất nhiều hương liệu để áp chế, trong những hương liệu ấy có nhiều “hương thuốc chuột”, dụ tới nhiều con chuột, cuối cùng những con chuột này đã trèo vào quan tài của Từ Hi. Nhưng vào dễ ra thì khó, đến ngày mai táng thì nắp quan tài đóng vào, không khí cũng bị ngăn lại không còn nữa, từ đó chúng bị chết vì ngạt thở, chảy máu mũi mà chết nên mới xuất hiện máu chảy trên cả đường đi. Sau khi tìm ra nguyên nhân, Lý Liên Anh sợ vì chuyện này mà bị trách tội nên đã phong tỏa tin tức nghiêm ngặt, mãi cho tới khi sắp chết mới chịu nói ra chân tướng.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà