Hé lộ nguyên nhân Lưu Thiện nhất quyết không xây miếu thờ dù Gia Cát Lượng đến chết vẫn hết lòng vì Thục Hán
Đều là những người rất sáng suốt, hà cớ gì Tào Tháo, Tào Phi, Tào Duệ luôn đề phòng nhưng lại không giết Tư Mã Ý để diệt trừ hậu hoạ? / Nếu Quan Vũ thẳng tay giết Tào Tháo ở đường Hoa Dung, Lưu Bị có cơ hội thống nhất thiên hạ?
Giữa những năm tháng loạn lạc vào thời kỳ cuối của nhà Đông Hán và thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng được coi là một trong những nhân tài kiệt xuất nhất.
Gia Cát Lượng (181 – 234), biểu tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, là công thần khai quốc, thừa tướng, chính trị gia, nhà ngoại giao, đồng thời là nhà chỉ huy quân sự, nhà giáo dục và nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc.
Lúc sinh thời, Gia Cát Lượng chính là người góp công lớn, hết lòng phò tá Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc nổi tiếng thời Tam Quốc.
Gia Cát Lượng hết lòng phò tá Lưu Thiện và nhà Thục Hán
Sau khi Lưu Bị qua đời vào năm 223, Lưu Thiện chỉ mới 17 tuổi. Lưu Thiện lên ngôi hoàng đế và nhận được sự phò tá hết mình của Thừa tướng Gia Cát Lượng. Tuân theo lời căn dặn của Lưu Bị trước khi qua đời, trong suốt 11 năm đầu tiên sau khi Hậu chủ Lưu Thiên kế vị, việc triều chính ở Thục Hán đều do Gia Cát Lượng quyết định.
Ngay từ những ngày đầu tiên, Gia Cát Lượng đã nỗ lực xây dựng lại liên minh Đông Ngô – Thục Hán, đồng thời chỉnh đốn nội bộ trong nước. Theo đó, về đối nội, Gia Cát Lượng chsu trọng khuyến nông, giảm thuế cho người dân và phát triển sản xuất. Nhờ đó, kinh tế và đời sống của người dân Thục Hán được cải thiện.
Sau khi Lưu Bị qua đời, nhờ có Gia Cát Lượng, Lưu Thiện mới có thể vững vàng trên ngai vàng, đồng thời Thục Hán phát triển và tồn tại nhiều năm
Về mặt quân sự, sau khi bình định được Nam Trung, vùng đất nổi loạn ở phía tây nam của Thục Hán, đến năm 227, Gia Cát Lượng bắt đầu tiến hành Bắc phạt. Năm 234, sau nhiều lần Bắc phạt không thành công, Gia Cát Lượng bị bệnh và mất trong doanh trại ở gò Ngũ Trượng. Gia Cát Lượng ra đi đầy tiếc nuối trong khi sự nghiệp phục hưng Hán thất, thống nhất thiên hạ của nhà Thục Hán vẫn còn dang dở.
Sự ra đi của Gia Cát Lượng là một tổn thất rất lớn của Lưu Thiện và nhà Thục Hán. Sau khi nghe tin Thừa tướng Gia Cát Lượng qua đời, Hậu chủ Lưu Thiện đau đớn khóc lóc không thôi, đồng thời xuống chiếu truy tặng ấn thụ Vũ Hương hầu và đặt tên Thụy là Trung Vũ hầu.
Đối với Lưu Thiện, Gia Cát Lượng không chỉ là một người thầy mà còn giống như một người cha. Kể từ khi lên ngôi khi mới 17 tuổi, Lưu Thiện luôn nhận được những lời khuyên răn, đặc biệt là mọi việc lớn nhỏ trong và ngoài Thục Hán đều có sự can thiệp của Gia Cát Lượng.
Thục Hán có thể phát triển phồn thịnh, Lưu Thiện ngồi vững trên ngai vàng nhiều năm, đời sống nhân dân được cải thiện, kinh tế khởi sắc, thậm chí nhiều lần tiến hành Bắc phạt, cũng phần lớn nhờ công lao to lớn của Gia Cát Lượng.
Tuy nhiên, sau khi vị thừa tướng tài hoa này qua đời, Lưu Thiện lại làm 2 việc khiến người đương thời không khỏi hoài nghi. Cụ thể, thứ nhất, Lưu Thiện ra lệnh không được tổ chức phát tang cho Gia Cát Lượng. Thứ hai, Lưu Thiện yêu cầu dân chúng không được lập đền thờ Gia Cát Lượng.
Vì sao Lưu Thiện làm 2 việc "bất công" với Gia Cát Lượng?Gia Cát Lượng qua đời là một tổn thất to lớn với Lưu Thiện và Thục Hán
Thứ nhất, việc Lưu Thiện ra lệnh không được tổ chức phát tang cho Gia Cát Lượng khiến nhiều người cho rằng vị hậu chủ này căm ghét thừa tướng của Thục Hán, dù ông đã hết lòng cống hiến và hy sinh cho vương triều này. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy sự rạn nứt trong mối quan hệ nhiều năm giữa Lưu Thiện và Gia Cát Lượng.
Tuy nhiên, việc làm bất công này hóa ra lại là kế hoạch của Gia Cát Lượng. Sở dĩ Lưu Thiện không cho người phát tang, bởi đây là điều mà Gia Cát Lượng căn dặn trước khi ông qua đời. Nguyên nhân là vị thừa tướng này lo ngại cái chết đột ngột của ông sẽ khiến ba quân hỗn loạn, đồng thời quân của Tào Ngụy có thể lợi dụng sơ hở này để tiến công.
Lưu Thiện buộc phải làm 2 việc "bất công" với Gia Cát Lượng vì có nguyên nhân
Thứ hai, Lưu Thiện không cho người lập miếu thờ, đồng thời cấm dân chúng Thục Hán làm việc này. Bởi vào lúc bấy giờ, theo quy định, chỉ có hoàng đế và các chư hầu vương mới được lập miếu thờ. Các quan lại cho dù có công lao lớn tới đâu cũng không phép lập miếu. Với tư cách là một vị hoàng đế của nhà Thục Hán, dù rất kính trọng và quý mến Gia Cát Lượng, nhưng Lưu Thiện không thể để việc này xảy ra.
Mặt khác, sau khi Gia Cát Lượng qua đời, việc Lưu Thiện bãi bỏ chế độ thừa tướng một phần thể hiện tình cảm của ông dành cho Khổng Minh, một phần minh chứng cho thấy ông không hề ngốc như nhiều người lầm tưởng.
Cụ thể, sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiện bãi bỏ chức vụ thừa tướng, thay vào đó lập ra hai chức là Đại tư mã và Đại tướng quân. Hai chức vụ này lần lượt phụ trách về chính sự và quân đội của Thục Hán.
Theo ghi chép trong lịch sử, dù không được Lưu Thiện lập miếu thờ, nhưng Gia Cát Lượng lại được toàn dân Thục Hán nhớ đến. Sau khi ông mất, người dân Thục Hán đều tế cúng. Tình hình này kéo dài trong suốt mấy chục năm không thôi.
Sau thời Tam Quốc, năm 304, Gia Cát Lượng được xây dựng miếu thờ ở Thành Đô. Đặc biệt, ông cũng chính là vị quan duy nhất thời Tam Quốc được thờ tại Đế vương miếu. Đây là công trình được triều nhà Minh, nhà Thanh xây dựng và trong đó có thờ 41 vị công thần được đánh giá là tài năng, tận trung nhất qua các triều đại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Người phụ nữ phát hiện bức ảnh của ‘người song trùng’ 200 năm trước, làm dấy lên nghi vấn du hành thời gian