Khám phá

Khi rời Tử Cấm Thành, vua Phổ Nghi sống chết cũng phải mang theo 1 vật bên mình: Chuyên gia xem xét mới vỡ lẽ "đó là bảo vật vô giá của Trung Quốc"

Không một ai biết rằng, món đồ mà vua Phổ Nghi luôn mang theo bên mình lại là bảo vật vô giá.

Giải mã bí ẩn Tử Cấm Thành: Tại sao lãnh cung lại thê lương, đáng sợ đến vậy? / Làm việc trong Tử Cấm Thành, sao các đầu bếp Ngự Thiện phòng không bị "tịnh thân" như thái giám?

Chúng ta đều rằng bất cứ vị hoàng đế nào cũng luôn có rất nhiều bảo vật quý hiếm được cất giữ trong kho báu riêng của mình. Chúng có thể là một số tác phẩm nghệ thuật, đồ gốm, đồ trang sức hoặc những kỳ trân dị bảo hiếm có trên thế giới.

Và nhà Thanh cũng như vậy, cho tới giờ, sử sách đã có rất nhiều bản thảo ghi chép lại về những kho báu của các vị vua triều Thanh. Là vị cua cuối cùng của nhà Thanh, Phổ Nghi chắc chắn đã được thừa hưởng không ít những bảo vật hiếm có từ cha ông truyền lại.

Khi Phổ Nghi rời khỏi Tử Cấm Thành, dù vội vàng nhưng có một món đồ ông sống chết cũng phải mang theo bên mình. Thậm chí Phổ Nghi còn nhờ người khâu món đồ đó vào quần áo của mình để đảm bảo rằng nó không thể rơi mất.

Bảo vật đó quý giá đến thế nào mà vua Phổ Nghi phải liều mình bảo vệ như vậy?

Khi rời Tử Cấm Thành, vua Phổ Nghi sống chết cũng phải mang theo 1 vật bên mình: Chuyên gia xem xét mới vỡ lẽ đó là bảo vật vô giá của TQ - Ảnh 1.

Cận cảnh của bộ 3 ấn chương quý hiểm luôn được vua Phổ Nghi mang theo bên mình. (Ảnh từ Baidu)

Mãi cho tới sau này, các chuyên gia mới tìm ra đáp án cho câu hỏi này. Đó chính là bộ 3 con dấu chế tác từ đá điền hoàng quý giá, triều đình nhà Thanh đã phải chi rất nhiều tiền mới có thể tạo ra nó.

3 ấn chương này là do Hoàng đế Càn Long yêu cầu làm riêng cho ông. Trong đó có 2 ấn chương hình vuông khắc chữ "Càn Long thần hàn" và "Duy tinh duy nhất" để thể hiện triết lý của ông là chỉ bậc quân vương mới biết đặt mình vào đúng vị trí của mình và phải giữ vững chính đạo mới có thể điều hành đất nước tốt hơn.

Ngoài ra còn 1 ấn chương hình elip, phía trên có khắc dòng chữ "Lạc Thiên" với ý nghĩa luôn bằng lòng với số mệnh, không cần phải lo lắng gì.

Lý giải cho sự vô giá của 3 ấn chương này, các chuyên gia cho biết, đá điền hoàng vốn là một loại đá vô cùng khan hiếm. Đá điền hoàng được coi là loại đá đứng đầu trong danh mục đá quý của Trung Quốc.

Theo quan niệm xưa, đá này có màu vàng là biểu tượng của sự giàu có, quyền lực, nên được dùng để chế tác thành ấn chương.

 

Để khắc được 3 ấn chương này, các nghệ nhân đã sử dụng kỹ thuật khắc chuỗi để chạm trổ trên một viên đá duy nhất và biến chúng thành 3 ấn chương không thể tách rời, đây là đỉnh cao của kỹ năng khắc dấu. Và nó là một trong những bảo vật quý giá nhất của Trung Quốc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm