Kho báu 232 nghìn tỷ đồng bị ‘bỏ quên’ ngoài bãi rác: Số lượng đủ để quay quanh Trái Đất 107 lần
3 cậu bé đi nhặt tổ chim lại vô tình tìm thấy 1 hộp gỗ chứa báu vật có giá trị lên đến 17 nghìn tỷ đồng / Ngôi chùa ở Việt Nam được xây hoàn toàn từ đá nguyên khối: Lên đến chục nghìn viên, khuôn viên rộng 6.800 m2
Theo thông tin từ Viện đài tạo và Nghiên cứu Liên Hợp Quốc (UNITAR) công bố ngày 12/10/2023 những đồ dùng như đồ chơi, dây cáp, thuốc lá điện tử, dụng cụ, bàn chải điện để đánh răng, máy cạo râu, tai nghe và các đồ dùng gia đình khác có chứa các kim loại như lithium, vàng, bạc và đồng.
Ảnh minh họa
Những kim loại này nằm trong số những nguyên liệu chiến lược, đóng vai trò quan trọng trong các nền công nghiệp xanh và chuyển đổi kinh tế xanh, chẳng hạn như được sử dụng để sản xuất pin xe điện. Do đó, nhu cầu đối với những kim loại này dự kiến sẽ bùng nổ trong tương lai. Theo báo cáo, mỗi năm người tiêu dùng loại bỏ hoặc giữ lại 1 lượng hàng hóa điện tử không sử dụng có chưa nguyên liệu thô quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng xanh lên đến gần 10 tỷ USD/năm.
UNITAR cho biết, chất thải điện tử vô hình trên toàn thế giới lên tới 9 tỷ kg mỗi năm, với các nguyên liệu thô bên trong trị giá 9,5 tỷ USD, khoảng 1/6 trong tổng số 57 tỷ USD – toàn bộ chất thải điện tử ước tính năm 2019 .
Theo ôngMagdalena Charytanowicz– chuyên gia tại diễn đàn Thiết bị Điện và Điện tử Thải loại cho biết: “Rác thải điện tử vô hình thường không nằm trong ‘tầm ngắm’ để tái chế của những người xử lý vì chúng không được coi là rác điện tử. Chúng ta cần thay đổi điều đó và giải pháp quan trọng là nâng cao nhận thức”.
Theo ông hơn 1/3 lượng rác thải vô hình đến từ các đồ chơi như xe đua, búp bê biết nói, robot và máy bay không người lái, với 7,3 tỷ món đồ bị vứt đi mỗi năm.
Trong 1 nghiên cứu của Liên Hợp Quốc cho thấy, trọng lượng của 844 triệu đồ thuốc lá điện tử bị loại bỏ mỗi năm tương đương với 6 tòa tháp Eiffel. Nghiên cứu cũng cho thấy 950 triệu kg dây cáp bằng đồng có thể tái chế đã bị vứt đi vào năm 2022, đủ để quay quanh Trái đất 107 lần .
Dù ở châu Âu, 55% số rác thải vô hình đã được tái chế, đây là 1 tỷ lệ “quá bán” nhưng trên toàn cầu vẫn còn quá nhiều “rác thải” chưa được tái chế, dẫn đến tỷ lệ trung bình giảm xuống còn hơn 17%. Theo ông Charytanowicz, tỷ lệ tái chế giảm xuống gần như bằng 0 ở các khu vực Nam Mỹ, Châu Á và Châu Phi. Nguyên nhân của việc này là không có chính sách thu gom rác thải tốt.
Ở châu Âu, từ năm 2005, các nhà sản xuất đã chịu trách nhiệm thug om và tái chế rác thải. Hầu hết đều hợp tác với các cơ quan môi trường. Tuy nhiên, “tỷ lệ tái chế vẫn còn chắp vá, không đồng đều, điều này chỉ ra sự thiếu nhận thức và thông tin của người tiêu dùng”, Guillaume Duparay, thành viên tổ chức phi lợi nhuận Ecosystem của Pháp nhận định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…