Ngôi chùa ở Việt Nam được xây hoàn toàn từ đá nguyên khối: Lên đến chục nghìn viên, khuôn viên rộng 6.800 m2
Ngôi chùa lớn nhất thế giới ở tỉnh nào Việt Nam? / Ngôi chùa 400 năm tuổi có 'hòn đá thần' linh thiêng tọa lạc tại vùng 'thắng cảnh giữa vùng đồng bằng', nằm cạnh bên dòng sông nội địa dài nhất Việt Nam
Chùa Vĩnh Hưng được thành lập vào năm 1912 tọa lạc tại đường Trần Hưng Đạo (TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) có kiến trúc độc đáo được xây dựng hoàn toàn bằng đá nguyên khối hình chữ nhật. Số lượng đá xây chùa được vận chuyển từ miền Trung vào, lên tới hàng chục nghìn viên.
Cận cảnh ngôi chùa
Đây là ngôi chùa theo phái Bắc Tông - Phật giáo Bắc Tông mang tư tưởng canh tân trong hành đạo. Khác với các nhà truyền giáo Nam Tông, các Tỳ kheo Bắc Tông lựa chọn đi về hướng Bắc để truyền giáo).
Chùa trải qua nhiều đời trụ trì đều là những bậc danh tăng như Hòa Thượng Thích Huệ Minh, Hòa Thượng Thích Trí Bổn, Thượng tọa Thích Thanh Chương.... Hiện nay, chùa do Đại đức Thích Thanh Lập trụ trì. Từ khi thành lập đến nay chùa trải qua 2 lần trùng tu vào năm 1982 và 2009.
Chùa có khuôn viên rộng khoảng 6.800 m2 với nhiều hạng mục công trình như cổng tam quan, chánh điện, tháp, nhà thờ tổ. Điểm đặc biệt ngôi chùa được xây bằng rất nhiều đá với mỗi khối hình chữ nhật có kích thước đều nhau.
Hầu hết những khu vực và không gian chính của chùa như cổng tam quan, sân chùa, hàng rào... đều được xây cất và trang trí bằng đá tảng, chỉ một vài nơi có các chi tiết làm bằng gỗ cùng với vô số tiểu cảnh xinh đẹp tạo cảnh quan gần gũi với thiên nhiên.
Ngay khi vừa đặt chân đến cổng, bạn sẽ nhìn thấy ngay hàng chữ chùa Vĩnh Hưng rất lớn và ở phía dưới có khắc tên tiếng Hán. Phía trước Chánh điện còn trang trí cặp sư tử đá màu trắng hết sức uy nghi, hùng vĩ. Hai bức tượng được điêu khắc cực kỳ tinh xảo, đứng sừng sững trong tư thế oai hùng như thể đang chào đón mọi người đến với Chánh điện.
Đi qua hai con sư tử đá và bước lên các bậc thềm là sẽ đến tiền sảnh của Chánh điện - Nơi đón tiếp các Phật tử và khách hành hương với tượng hộ pháp canh giữ hai bên tả hữu.
Tiếp đến là Chánh điện với không gian rất rộng, xung quanh được bọc kín bởi những tảng đá to nguyên khối xếp chồng lên nhau trông vô cùng vững chãi và bề thế.
Bên cạnh đó, không gian trang nghiêm này còn được điểm thêm các hoa văn hình hổ phù ở phía trên mỗi góc mái. Các trang trí này mang đậm màu sắc của họa tiết đền chùa Nhật Bản, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc Nhật - Việt. Cửa chính và cửa sổ của Chánh điện được làm từ gỗ (không dùng cửa đá vì trọng lượng rất nặng), phía trên có chạm khắc hoa văn tinh xảo và công phu.
Nằm cạnh khu vực sân chùa và ngay sau Chánh điện là nhà thờ tổ. Đây là không gian để tổ chức cúng bái với một án thờ chính, ở giữa đặt tượng Đức Bồ Đề Đạt Ma và bên dưới là tượng Sư tổ khai nghiệp cùng Đại Đức Thượng tọa nhiều đời. Khu vực án thờ chính có cửa võng, câu đối, cuốn thư… thể hiện nét uy nghiêm, trang trọng của chốn linh thiêng nhà Phật. Phía nhà thờ tổ là ngôi tháp Phật với kiến trúc 5 tầng lầu.
Kiến trúc này mang ý nghĩa biểu tượng cho 5 triết lý thủy đại, hỏa đại, phong đại, địa đại và không đại. Công trình này được bao bọc bởi hòn non bộ hết sức nguy nga và phía trên cùng có đặt một bảo tháp.
Khu vực tiếp theo của chùa Vĩnh Hưng chính là giảng đường – Nơi diễn ra các nghi thức hành lễ nên luôn tập trung rất đông Phật tử. Ngoài ra, khuôn viên chùa còn được bài trí rất nhiều tiểu cảnh bắt mắt và trồng vô số cây xanh, hoa kiểng. Vậy nên khi ghé thăm chùa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên cực kỳ thơ mộng và hòa mình vào không khí trong lành, dễ chịu tại đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ