Kho vàng kiên cố nhất thế giới
Sự thật sau chiếc mặt nạ vàng tuyệt đẹp của vua Tutankhamun / Tiểu hành tinh chứa đầy vàng và những thứ đắt nhất trong không gian
USBD hiện đang lưu trữ một lượng vàng nén lên tới 4580m³ tấn, tức bằng một nửa lượng vàng đang có ở Bộ ngân khố Mỹ. Bộ ngân khố xây dựng USBD trên thửa đất do quân đội Mỹ bàn giao, mục đích là dùng làm nơi chứa vàng ở 2 thành phố New York và Philadelphia nhằm phù hợp với chiến lược dịch chuyển vàng ra khỏi các vùng đô thị duyên hải đến những vùng ít bị tổn thương hơn nếu có giặc ngoại xâm.
Đợt chuyển vàng đầu tiên đến USBD đã diễn ra trong nửa đầu năm 1937 và hoàn thành đợt 2 vào năm 1941. Các lần chuyển vàng được giám sát bởi Bộ bưu điện Hoa Kỳ (USPOD) với tổng cộng 12.960 m³ tấn vàng nén chuyển đến USBD (tức bằng 2/3 tổng dự trữ vàng của Mỹ).
Bức không ảnh toàn cảnh Cục dự trữ vàng Mỹ chụp năm 1989. |
Trong suốt thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ 2 (ĐCTGII), USBD là nơi cất giữ văn kiện Hiến pháp đầu tiên của nước Mỹ, bản Tuyên ngôn độc lập, Các điều khoản hợp bang, Diễn văn nhậm chức lần 2 của Tổng thống Abraham Lincoln cùng các tập bản thảo của Diễn văn Gettysburg của Tổng thống Lincoln; ngoài ra còn có Kinh thánh Gutenberg và 1 bản sao của Đại Hiến Chương.
Sau chiến tranh, USBD là nơi lưu giữ Vương miện St Stephen cũng như rất nhiều thuốc phiện và morphine. Ngày nay, USBD là nơi đang cất giữ 10 đồng vàng Đại bàng đôi 1933, 1 đồng xu nhôm 1974-D, và 20 đồng dollar Sacagawea (trọng lượng 22 carat) từng được bay vào vũ trụ trên tàu con thoi.
Những đợt vận chuyển khổng lồ
USBD nằm trong Sổ bộ địa danh lịch sử quốc gia Mỹ từ năm 1988, địa điểm này hiện nay nằm trên giao lộ Đại lộ Vàng nén (Bullion Boulevard) và Phố hầm vàng (Gold Vault Road). Lịch sử nơi này cũng khá phi thường. Vào tháng 6 năm 1935, Bộ Ngân khố Mỹ loan báo về mong muốn nhanh chóng xây dựng khu lưu ký vàng ngay trên đất đai Fort Knox (Kentucky), dùng làm nơi chứa vàng của Văn phòng khảo nghiệm New York và Cục đúc tiền Philadelphia.
Chính sách này đã tạo ra dòng chảy vàng chuyển lên đến 2666 m³ từ Cục đúc tiền San Francisco đến Cục đúc tiền Denver. Kế hoạch buổi đầu đã hoàn thành vào tháng 8 năm 1935 gồm việc xây dựng một tòa nhà rộng 930 m²và không vượt quá 450.000 USD (tương đương 6.500.000 USD theo thị giá năm 2018).
Khu phức hợp hầm vàng nằm biệt lập với các tuyến đường sắt và xa lộ và vô hình trung sẽ cản trở sức mạnh tấn công. Để đến đây, ngay cả phi công lão luyện nhất cũng phải sợ trước địa hình núi non bao bọc quanh khu lưu ký.
Cuối cùng một đơn vị lính kỵ binh của quân đội đã đồn trú tại pháo đài đối diện nhằm sớm triển khai bảo vệ kho vàng nếu một khi nơi này có dấu hiệu bị tấn công. Việc hoàn tất xây dựng kho vàng là vào tháng 12 năm 1936 với chi phí lên tới 560.000 USD (tương đương 8.100.000 USD năm 2018). Đợt vận chuyển vàng đầu tiên đã diễn ra từ giữa ngày 11 tháng Giêng và ngày 17 tháng 6 năm 1937.
Vương miện, Thanh kiếm và Thánh giá, 3 bảo vật vô giá của Hoàng gia Hungary từng được cất tại USBD trước năm 1978. |
Số lượng vàng lớn được vận chuyển chủ yếu bằng xe chở thư và có sự hộ tống của cảnh sát thành phố. Bên trong các toa tàu hỏa bọc thép, nhân viên bưu chính được "kèm cặp" bởi binh lính, mật vụ, và cả lính áp tải đúc tiền.
Thậm chí một số chuyến tàu cũng được sử dụng làm "mồi nhử" kẻ cướp. Dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của nhiều binh lính đeo súng máy và áo giáp chống đạn xuyên, vàng đã chuyển từ tàu hỏa lên xe tải. Đến lượt các xe tải này lại được hộ tống bởi chiến xa của Trung đoàn kỵ binh số 1 của Mỹ.
Bộ Bưu chính liên tục lập hóa đơn tổng trọng lượng vàng và số lượt vận chuyển bằng cách sử dụng mức phí bưu điện hạng 4 có kèm thêm phí bảo hiểm.
Trong đợt chuyển đầu tiên, 4909 m³ tấn vàng nén đã được chuyển đến USBD chiếm 44.84% tổng dự trữ vàng Mỹ với khoảng 10.947m³ tấn vàng nén tại thời điểm đó. Phải mất tới 5 tháng di chuyển liên tục và cần đến 39 chuyến tàu hỏa cũng như 215 xe cộ các loại mới chở xong hết vàng.
Ngày 1 tháng 3 năm 1941, Bộ trưởng Ngân khố Mỹ khi đó là ông Henry Morgenthau Jr đã loan tin việc hoàn tất một đợt chuyển vàng khác với số lượng lên tới 8048 m³ tấn vàng nén từ Văn phòng khảo nghiệm New York đến USBD, lần này là tổng cộng 12.956 m³ tấn vàng nén chiếm 65,58% tổng dự trữ vàng tức 19.757m³ tấn vàng nén vào lúc đó. Riêng đợt 2 kéo dài tới 7 tháng, sử dụng 45 chuyến tàu và 337 xe cộ các loại.
Việc xây dựng USBD diễn ra ngay trong bối cảnh tổng dự trữ vàng của Mỹ phát triển tăng trưởng chưa từng có: cuối năm 1933 là 6019 m³ tấn vàng nén, và cuối năm 1939 đạt 15.641 m3 tấn vàng nén. Các nhân tố dẫn đến hiện tượng này bao gồm việc định lại giá vàng (phá giá đồng USD) vào năm 1939 khiến cho sản xuất vàng tăng trên toàn cầu; những bất ổn chính trị ở Châu Âu đã khiến cho một lượng lớn dòng vốn "di cư" sang Mỹ; cũng như các chương trình tái vũ trang ở Châu Âu đã làm tăng xuất khẩu hàng hóa ròng của Mỹ.
Đến cuối năm 1940, tổng dự trữ vàng của Bộ Ngân khố Mỹ cất giữ tại các địa phương đã tăng lên 19.546 m³ tấn vàng nén, tức chiếm đến 80% tổng dự trữ vàng toàn thế giới. Và đến tháng 10 năm 1941, tổng dự trữ vàng đã cán mốc 20.262 m3 tấn vàng nén.
Những thứ ít được nói đến ở USBD
Sau khi kết thúc ĐCTGII, USBD là nơi lưu trữ vương miện St Stephen cũng như nhiều trân châu bảo ngọc vô giá của Hoàng gia Hungary bao gồm 1 chiếc vương trượng bằng vàng, 1 quả cầu vàng và 1 chiếc áo nạm vàng. 3 bảo vật này được chuyển cho giới chức quân đội Mỹ bởi các thành viên của đội thị vệ Hoàng gia Hungary khi họ e sợ rằng bảo vật sẽ lọt vào tay người Xôviết.
Archibald Macleish - Người phụ trách thư viện quốc hội mỹ - mở hộp đựng bản Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp Mỹ, hai văn kiện được cất giữ ở USBD. |
Những bảo vật này được giữ ở Đức dưới sự giám hộ của Mỹ trong khoảng vài năm trước khi chúng được chuyển đến USBD, và đến năm 1978 thì Mỹ bàn giao các châu báu cho chính phủ Hungary. Mặt khác, năm 1955, Cơ quan hậu cần quốc phòng Mỹ (DLA) đã bắt đầu cất giấu thuốc phiện và morphine tại USBD và Cục đúc tiền West Point. Việc cất giữ số thuốc này nhằm mục đích đảm chắc nguồn cung cho quốc gia phòng trường hợp xảy ra chiến tranh, hoặc nguồn cung bị gián đoạn do sự giới hạn số lượng các nhà xuất khẩu thuốc phiện.
Lượng dự trữ thuốc đã tăng lên 68.269 cân Anh (tương đương 30.966 kg) đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất thuốc giảm đau hợp pháp cho toàn nước Mỹ trong suốt một năm nếu các nguồn cung bị cắt đứt. Khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, ngày càng nhiều quốc gia bắt đầu xuất khẩu thuốc phiện cô đặc do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung.
Nhưng DLA không thể bán thuốc phiện hay morphine một cách hợp pháp mà không được quốc hội phê chuẩn. Vì thế vào năm 1993, cơ quan này đã chuyển đổi dự trữ thuốc phiện thành morphine sulfate nhằm kéo dài thời gian của kho thuốc vì morphine có tuổi thọ lâu hơn thuốc phiện.
Phức hợp hầm vàng kiên cố
Tòa nhà hầm ngầm USBD được xây dựng trong các độ sâu từ 32m đến 37m và cao 13m bên trên mặt đất. Các vật liệu dùng để xây dựng nên khu lưu ký vàng bao gồm 470m3 đá hoa cương (được khai thác bởi Phức hợp nghiệp đoàn khai thác đá hoa cương Bắc Carolina), 3200m3 bê tông, 680m3 tấn thép gia cố và 610m³ tấn thép kết cấu. Thành ngoại của cấu trúc được làm bằng đá hoa cương gia cố với bê tông. Tại mỗi góc của tòa nhà có 4 chốt gác.
Các trạm gác được phân bổ đều ngay lối dẫn vào cổng. Hàng chữ "Cục dự trữ vàng" được khắc ngay trên phiến đá cẩm thạch ở cổng trước.
Bên trên đó có khắc con dấu vàng của Bộ Ngân khố. Các văn phòng của Sĩ quan phụ trách và Đội trưởng cảnh vệ mở cửa ngay lối vào. Ngay một góc của lối vào tòa nhà là một cổng vào khác chuyên dùng để tiếp nhận vàng nén và nguồn cung ứng. Ngay bên dưới cấu trúc y hệt như pháo đài mới là kho vàng lớn.
Kho vàng được cấu tạo từ nhiều tấm thép kiên cố, các dầm thép chữ I và các trụ thép có dây đai và được bọc bê tông. Tổng diện tích hầm vào khoảng 370m² và cao 2 tầng. Hãng két sắt Mosler là đơn vị chịu trách nhiệm tạo nên hầm vàng. Theo tài liệu của hãng Mosler thì cửa vào hầm và cửa thoát hiểm đều dày tới 53cm và được chế tác từ các vật liệu chịu lửa và chống khoan thủng của thời kỳ đó. Cửa chính vào hầm vàng nặng tới 18m tấn, ngay lớp vỏ bọc hầm vàng cũng dày tới 64cm.
Cửa hầm được cài khóa thời gian 100 giờ và hiếm khi được mở ra. Để mở cửa kho vàng, một vài nhân viên đặc biệt của khu lưu ký phải quay những bộ số riêng rẽ mà chỉ có họ mới biết. Còn có một tuyến đường hầm thoát hiểm đặc biệt nằm ngay dưới đáy hầm vàng và chỉ được sử dụng khi ai đó vô tình bị khóa từ bên trong, tuyến đường hầm này chỉ có thể được mở từ bên trong kho vàng và chỉ khi các cửa vào đã đóng kín và bị khóa chặt. Khi mở tuyến đường hầm ra, nó sẽ dẫn đến tòa nhà chính.
Bao quanh phức hợp USBD là vô số hàng rào và được canh gác nghiêm ngặt. Giữa thành ngoài và các bức tường của khu lưu ký vàng là nhiều vòng thép sắc cùng các bãi mìn. Những khu vực này được giám sát cả ngày đêm bằng hệ thống camera video nhìn đêm và microphone có độ phân giải cao. Ngoài ra, kho vàng còn được trang bị các hệ thống nước và điện dùng trong tình huống khẩn cấp. Vì lý do an ninh, khu phức hợp cấm du khách tiến lại gần.
Chỉ có 3 trường hợp được phép vào bên trong khu hầm vàng: lần 1- Tổng thống Franklin Roosevelt (năm 1943); lần 2- Các thành viên của Quốc hội Mỹ và giới truyền thông được dẫn đầu bởi giám đốc Cục đúc tiền Hoa Kỳ, Mary Brooks, sự việc diễn ra vào ngày 23 tháng 9 năm 1974; lần 3- Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ, Steven Mnuchin ghé thăm USBD vào ngày 21 tháng 8 năm 2017 cùng với các quan chức khác.
Tính đến ngày 31 tháng 7 năm 2020, USBD lưu giữ tới 4583m³ tấn vàng nén theo giá trị thị trường là 290,9 tỷ USD (chiếm 56,35% tổng dự trữ vàng của Mỹ). Quốc gia có lượng dự trữ vàng cao thứ 2 thế giới là Đức với 3371,0 m³ tấn vàng nén.
Số lượng vàng thoi lưu trữ tại USBD dài 7 inch, rộng 3,5 inch, và dày 1/1/3 inch. Mặc dù các thoi vàng này cùng chứa trọng lượng 12,4 kg, nhưng thành phần của chúng lại khác nhau. Các thoi vàng đúc có lượng vàng ròng tối thiểu là 99,5%, trong khi các thành vàng xu được làm từ đồng xu vàng nung chảy cũng có cùng thành phần như các đồng xu được tạo ra.
Có 2 mức độ vàng mịn khác nhau phản ánh thành phần các đồng tiền vàng ngày hôm nay. Theo đó, các đồng tiền Mỹ được sản xuất từ năm 1838 đến năm 1933 được làm từ 90% vàng pha với 10% đồng. Ngoài ra với danh nghĩa là kho lưu ý chứa lượng vàng lớn nhất thế giới thế nên việc đột nhập vào nơi này đã trở thành nguồn cảm hứng ra đời nhiều đầu sách, phim ảnh, trò chơi và các show truyền hình ăn khách.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
4.000 tấn vàng trên núi hay 3 tấn vàng dưới sông chưa phải điểm đặc biệt, 'kho báu thay thế kim cương' lớn nhất Việt Nam mới là thứ tỉnh này đang sở hữu
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt