Khoảnh khắc đàn cá chép khổng lồ ào lên mặt nước gây “sốt”
Phát hiện cá 'bọc thép' quý hiếm, sống cách đây 420 triệu năm / Sinh vật lạ "mình cá đầu chim" khiến cư dân mạng xôn xao
- Video khoảnh khắc đàn cá chép khổng lồ ào lên mặt nước gây “sốt”.
Theo CNN, sự “xâm chiếm” của cá chép châu Á trong hệ thống kênh, rạch, hồ, sông là một vấn nạn khiến Mỹ “đau đầu” trong nhiều năm qua. Loài cá này sinh sản quá nhanh, ăn một lượng lớn sinh vật phù du, gây mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng.
Chính quyền các địa phương ở Mỹ đã có nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng này. Cơ quan động vật hoang dã và thủy sản bang Kentucky đã nảy ra một ý kiến nhằm giải quyết vấn đề. Họ sử dụng các xuồng có hệ thống chích điện tới các khu vực có cá chép châu Á. Đoạn video ghi lại có thể thấy đàn cá khổng lồ ào lên trắng xóa mặt nước ở đập Barkley vào ngày 30/7.
Chích điện cá với cường độ vừa phải là một thủ thuật thông thường các chuyên gia môi trường sử dụng để kiểm đếm số lượng cá thể dưới nước. Cơ quan của bang Kentucky khẳng định việc giật điện không khiến cá chết mà nó chỉ khiến chúng bị “sốc” tạm thời.
Việc chích điện cho thấy số lượng cá chép trong các hệ thống kênh, rạch, sông, hồ ở Kentucky vẫn khá lớn và chính quyền bang này dự kiến sẽ vớt số cá này lên để bán cho những bên muốn mua chúng. Những con cá này có thể được chế biến thành phân bón, mồi câu cá hoặc thực phẩm dành cho người sử dụng.
Cá chép châu Á được các nông dân nuôi cá da trơn của Mỹ đưa về từ những năm 1970 với mục tiêu làm sạch khu vực nuôi cá tra. Tuy nhiên, sự sản sinh quá nhanh chóng của đàn cá đã mang lại tác động ngược khi chúng ăn cạn nguồn thức ăn của các loài cá khác trên các con sông ở các bang gây mất cân bằng sinh thái.
Ngoài ra, loài cá chép này còn rất nhạy cảm với tiếng ồn, vì vậy nếu có tàu, cano, thuyền bè đi qua nó có thể lao thẳng lên mặt nước với độ cao tối đa 3 m, gây nguy hiểm cho giao thông đường thủy. Chúng có kích thước đủ lớn làm hỏng tàu cá, phá hủy các thiết bị điện tử và khiến người ngồi trên tàu bị thương.
Ngoài phương án chích điện, chính quyền Mỹ cũng đang cân nhắc một số phương pháp khác để giảm bớt sự nguy hiểm của cá chép châu Á với hoạt động du lịch trên sông, ngòi. Họ đang thử nghiệm sử dụng hàng rào sinh - âm học gồm bong bóng, đèn, âm thanh có tác dụng dùng tiếng ồn đánh lạc hướng loài cá ra khỏi khu vực di chuyển của tàu bè.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
CLIP: Người đàn ông dùng võ thuật đối đầu với chó Ngao Tây Tạng và cái kết bất ngờ
CLIP: Cuộc "tử chiến" kịch tính giữa chó ngao và gấu đen, kết cục đầy bất ngờ
Phát hiện 11 bộ hài cốt tiến hóa dở dang thành người hiện đại
Con người bắt đầu biết nấu ăn từ khi nào?
Đàn cá chép khổng lồ ào lên mặt nước