Khoảnh khắc 'nghẹt thở' khi cá sấu ngoạm chặt đầu ngựa vằn con
Bí ẩn gây 'choáng' về người tình của Quan Vũ khiến cả Tam Quốc ngỡ ngàng / Mê mẩn trước màn ‘tán gái’ tuyệt đỉnh của chim thiên đường Ptiloris magnificus
Pha săn mồi dứt khoát của con cá sấu diễn ra tại Khu bảo tồn quốc gia Maasai Ma-lay-a ở Kenya, giữa lúc 2,5 triệu cá thể linh dương đầu bò, ngựa vằn và linh dương di cư sang phía đông châu Phi. Julius Dadalti, nhiếp ảnh gia 48 tuổi người Brazil, là người bắt được khoảnh khắc nghẹt thở này.
Ánh mắt tuyệt vọng của ngựa vằn con khi đối diện ống kính.
Hoảng hốt vì bị cá sấu túm lấy chân, ngựa vằn con điên cuồng giãy dụa tìm cơ hội thoát thân. Bị tấn công bất ngờ, con cá sấu thoáng thả lỏng khớp hàm. Song, ngựa con chưa kịp vùng lên chạy thoát thì đã bị kẻ săn mồi ngoạm chặt đầu, kéo thẳng xuống dòng nước bắt đầu cắn xé.
Con vật đáng thương bị cá sấu túm xuống sông.
“Thật khó kiềm chế cảm xúc khi bạn vốn là một người yêu động vật, nhưng lại phải trơ mắt nhìn cảnh tượng thê lương này, khi một con ngựa vằn phải nhìn con thơ chết thảm trong miệng cá sấu”, ông nói. Dadalti từng công tác trong lực lượng Hải quân Merchant Brazil, sau đó từ chức để theo đuổi niềm đam mê với cuộc sống hoang dã trong tự nhiên.
Ngựa vằn đã cố vùng vẫy thoát thân, nhưng không thành công.
Ông nói tiếp: “Nhiệm vụ của nhiếp ảnh gia là thuật lại câu chuyện qua hình ảnh, dù ngọt ngào hay bi thương. Cá sấu có thể nhịn ăn vài tháng, nhưng đây là mùa chúng tích cực hoạt động để săn được nhiều con mồi béo bở. Đây chính là quy luật tự nhiên”.
Con cá sấu hung hãn cắn chặt không buông.
Trên quãng đường di cư kéo dài 2.900 km, những thành viên trong đoàn phải đối diện với nguy hiểm trùng trùng, thậm chí có khoảng 250.000 con linh dương đầu bò không còn cơ hội cùng đồng bạn đặt chân lên vùng đất mới. Dù đâu đâu cũng có kẻ săn mồi chờ chực, song nguy hiểm lớn nhất của đàn động vật di cư vẫn là những con cá sấu ẩn mình trong làn nước.
Loạt ảnh được ghi lại trong cuộc di cư quy mô lớn của đàn thú trong Khu bảo tồn quốc gia Maasai Ma-lay-a.
Daldalti chia sẻ: “Một khi đã bước vào thế giới này, quy tắc của mẹ thiên nhiên luôn luôn dẫn trước ống kính của bạn. Lòng trắc ẩn và tôn trọng dĩ nhiên là cần thiết, nhưng những con vật trước camera mới là kẻ làm chủ cuộc chơi. Chúng ta chỉ có nhiệm vụ duy nhất là đứng một bên quan sát”.
Cá sấu là mối đe dọa lớn nhất của những con vật hiền lành này.
“Thật khó để cho ra đời một bức ảnh như ý. Tôi phải chụp vô số ảnh, nghiên cứu các kỹ thuật khác nhau, điều chỉnh ánh sáng và kể lại câu chuyện qua ống kính. Khi đã đạt được những tiêu chuẩn đó, bức ảnh mới được xem là thành công. Nhiếp ảnh gia phải thật kiên nhẫn, bởi đôi khi họ phải chờ rất nhiều năm mới hội đủ tất cả các yếu tố trên”, ông nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?