Khám phá

Khoảnh khắc sâu hóa bướm hiếm gặp

Toàn bộ quá trình biến đổi tự nhiên từ trạng thái sâu bướm, rồi nhộng trở thành bướm với hình hài lộng lẫy đã được ghi lại một cách chân thực và sống động nhất.

CLIP: 'Choáng váng' khi nhìn thấy loài côn trùng có hình thù kỳ dị ở Đài Loan / Chiêm ngưỡng các tác phẩm lắp ghép được làm từ xác côn trùng chết

Nhiếp ảnh gia người Anh Kim Taylor đã may mắn ghi lại được toàn bộ quá trình trên ở một khu vườn tại Surrey chỉ nhờ một chiếc máy ảnh kỹ thuật số có gắn ống kính hiển vi.

Khoảnh khắc sâu hóa bướm hiếm gặp

Cô cho biết, vòng đời của một con bướm bắt đầu từ giai đoạn trứng. Bướm thường đẻ trứng trên lá hoặc cành cây.

Khoảnh khắc sâu hóa bướm hiếm gặp

Trứng của loài bướm rất bé và thường có dạng hình cầu.

Khoảnh khắc sâu hóa bướm hiếm gặp

Ấu trùng tí hon (sâu bướm) sẽ chào đời sau khoảng 10 ngày và bắt đầu ăn ngay lập tức để chuẩn bị cho các quá trình biến đổi quan trọng về sau.

Khoảnh khắc sâu hóa bướm hiếm gặp

Sâu bướm ban đầu nhỏ hơn móng tay út của trẻ con, nhưng sẽ nhanh chóng phát triển thành hình dạng lớn hơn nhiều trước khi biển đổi thành nhộng ở giai đoạn phát triển tiếp theo.

 

Khoảnh khắc sâu hóa bướm hiếm gặp

Món ăn đầu tiên của sâu bướm chính là vỏ kén của nó, sau đó là các lá cây, hoa, hạt và vỏ hạt đang phát triển.

Khoảnh khắc sâu hóa bướm hiếm gặp

Lượng thức ăn ngốn ngấu hàng ngày khá lớn giúp sâu bướm tăng hàng ngàn lần kích thước trước khi biến thành nhộng.

Khoảnh khắc sâu hóa bướm hiếm gặp

Suốt quá trình phát triển, sâu bướm thay lông rất nhiều lần và bắt đầu hình thanh đôi cánh nhưng chúng rất nhỏ, hầu như không thể quan sát được bằng mắt thường.

 

Khoảnh khắc sâu hóa bướm hiếm gặp

Nhộng là giai đoạn phát triển quan trọng tiếp theo trong cuộc đời của một con bướm. Khi sâu bướm đã hoàn toàn lớn, chúng ngừng ăn và bắt đầu đi tìm chỗ thích hợp để hóa nhộng và thường là ở mặt dưới của lá. Sâu bướm rốt cuộc bám chặt vào lá hoặc cành cây, rụng lông lần cuối cùng và hóa nhộng. Giai đoạn này nhộng như rơi vào trạng thái giống "ngủ đông", nằm im lìm, không ăn và không cử động, nhưng thực chất vẫn đang biến đổi ngầm để chuẩn bị ấp nở thành bướm.

Khoảnh khắc sâu hóa bướm hiếm gặp

Sau nhiều ngày, lớp kén bên ngoài của nhộng dần trở nên trong mờ, có thể nhìn thấy được cấu trúc bên trong. Đây là thời điểm đánh dấu nhộng đã biến đổi hoàn toàn thành bướm, đủ sức để đục thủng vỏ kén chui ra ngoài.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm