Khối quặng vàng 1000 năm tuổi nặng 45 tấn, trị giá hơn 43 nghìn tỷ, vì sao 'vứt' bên đường mà không ai trộm?
UFO 'khổng lồ' xuất hiện gần căn cứ vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ / Cựu chiến binh không quân từng gây chấn động khi tiết lộ về người ngoài hành tinh, sinh vật này đã sống trên Trái Đất?
Vàng là biểu tượng của sự giàu có, và chắc chắn nó là một thứ rất có giá trị cả ở thời cổ đại lẫn thời hiện đại. Chúng ta thường thấy trong các bộ phim cổ trang, khi hoàng đế ban thưởng cho các quan có công thì phần thưởng được tính bằng vàng. Mặc dù vàng được sử dụng như một hình thức lưu thông tiền tệ nhưng ít người sử dụng nó trực tiếp để mua đồ. Thay vào đó, vàng được đổi lấy tiền hoặc dùng để chế tạo các đồ vật bằng vàng quý giá. Ví dụ, nhiều đồ vật bằng vàng được khai quật từ lăng mộ Hải Hôn Hầu vào thời nhà Hán. Trong thời hiện đại, công dụng chính của vàng là làm đồ trang sức và các vật dụng có giá trị khác.
Nhiều đồ vật bằng vàng được khai quật từ lăng mộ của các vua chúa ở thời Trung Hoa cổ đại.
Trước thế kỷ 19, mức sản xuất vàng trong xã hội loài người vẫn còn rất thấp. Theo số liệu thống kê liên quan: Trong hàng nghìn năm trước thế kỷ 19, tại Trung Quốc con người đã sản xuất ra tổng cộng chưa tới 10.000 tấn vàng. Ví dụ, vào thế kỷ 18, chỉ có 200 tấn được sản xuất trong 100 năm. Con số này đương nhiên là không thể tưởng tượng được đối với một cá nhân, nhưng lại rất nhỏ khi phân bố trên toàn thế giới. Vì vậy, nếu vàng tượng trưng cho sự giàu có thì các mỏ vàng có lẽ là nơi dồi dào của cải.
Trung Quốc có nhiều mỏ vàng và đồng ở núi Linh Sơn ở Huyện Tuyên Vũ, thành phố Nam Kinh; mỏ vàng Yixingzhai nằm ở Sơn Tây, mỏ vàng và đồng Shaxi nằm ở An Huy, mỏ vàng Sanshandao nằm ở Sơn Đông, mỏ vàng Jiaojia nằm ở Sơn Đông... Ngoài ra còn có khối quặng vàng 1000 năm tuổi, nặng 45 tấn đã được khai quật ở thành phố Lệ Thủy, tỉnh Chiết Giang và hiện được đặt ở lối vào tại Công viên mỏ vàng Quốc gia Toại Xương.
Quặng vàng nặng 45 tấn tại Công viên mỏ vàng quốc gia Tọa Xương.
Quặng vàng nặng 45 tấn, tương đương trọng lượng của 5 chiếc xe buýt. Vì vậy, các chuyên gia ước tính giá trị của quặng vàng sẽ vào khoảng 12 tỷ nhân dân tệ (hơn 43.000 tỷ đồng). Đây là quặng vàng đơn lẻ lớn nhất được phát hiện trên thế giới. Hiện nay nó đã trở thành một trong những đặc điểm nổi bật của Công viên mỏ vàng quốc gia Tọa Xương. Để nâng cao hiệu ứng hình ảnh của loại quặng vàng này, nhân viên khu danh lam thắng cảnh đã phun lên bề mặt của mỏ vàng này rất nhiều sơn vàng, khiến nó trở nên vàng óng và sáng bóng loáng.
Tảng vàng lộ thiên nhưng quá nặng, không ai dám đánh cắp
Bởi vì bản thân quặng vàng nặng 45 tấn nên không thể di chuyển nếu không có dụng cụ lớn chuyên dụng. Ngoài ra, mỏ vàng nằm cách lối vào của danh lam thắng cảnh không xa nên về cơ bản có nhân viên túc trực quanh năm. Dưới góc độ của người bình thường, sẽ không thể ăn trộm được.
Công viên mỏ vàng Quốc gia Toại Xương có lịch sử lâu đời. Theo ghi chép lịch sử của nhà Tống, vào thời Nguyên Phong của triều đại Bắc Tống, các khoáng chất vàng và bạc đã được khai thác và nấu chảy ở Toại Xương. Công viên được chính thức thành lập vào năm 1976. Hiện nay nó là doanh nghiệp sản xuất vàng trọng điểm quốc gia và nổi tiếng là "mỏ đầu tiên ở phía Nam sông Dương Tử".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao các phi hành gia 'rút móng tay' trước khi lên bầu trời? Các chuyên gia hàng không vũ trụ nói sự thật!
CLIP: Thấy đồng loại bị cá sấu tấn công, trâu rừng nổi điên húc thủng bụng chúa tể đầm lầy
Phong tục kỳ lạ của bộ tộc kiểm tra ‘trinh tiết’ nam giới bằng cách đi tiểu
CLIP: Bị 60 linh cẩu truy sát, sư tử phản đòn rồi nhận cái kết khó tin
Người phụ nữ lẳng lơ nhất thời Tam Quốc là ai mà đến cả cháu trai cũng không tha?
Tỉnh có mỏ vàng lớn nhất Việt Nam vẫn còn trữ lượng khổng lồ chưa được khai thác