Ngoài chiến binh đất nung, có tới 180 hố chôn từng được khai quật trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng - Chúng chôn vùi những kho báu nào?
Lăng mộ ái nữ của Tần Thủy Hoàng: Tư thế bi thảm lúc chết chứng minh tội ác của người anh trai ruột / Không chỉ để ngăn chặn kẻ thù, mục đích thực sự của Tần Thủy Hoàng khi xây Vạn Lý Trường Thành là gì?
Chiến binh đất nung và ngựa đất nung là kho báu nổi tiếng nhất được khai quật bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng hố chôn binh mã không phải hố chôn kho báu duy nhất mà có tới 180 hố chôn từng được phát hiện trong khu vực quần thể lăng mộ vua Tần.
Đáng tiếc rằng ngoài tượng chiến binh đất nung từng xuất hiện tại một vài buổi triển lãm ngắn, những cổ vật khác trong lăng đều nằm im trong phòng thí nghiệm hoặc nhà kho chứ không được trưng bày. Hầu hết các hố chôn kho báu cũng không mở cửa cho khách du lịch tham quan nên ít ai được tận mắt chứng kiến những di tích văn hóa này.
Vậy còn những vật tùy táng nào bên trong 180 hố chôn mà chúng ta chưa từng biết tới?
Hố mũ giápHố mũ giáp là kho vũ khí, mũ giáp được Tần Thủy Hoàng chôn theo lăng mộ. Áo giáp được khai quật từ đây có kích thước tương đương đồ thật, làm từ những miếng đá xanh ráp nối lại bằng dây đồng dẹt.
Đi kèm với đó là những chiếc mũ đá, với hình dáng tương đương mũ sắt, giúp bảo vệ từ phần đỉnh đầu đến cổ của binh lính, chỉ để lộ hai mắt. Những chiếc mũ đá này đều được chế tác vô cùng tinh xảo, ôm sát đầu người.
Từ năm 1998 đến năm 1999, các nhà khảo cổ đã khai quật được 87 bộ giáp đá, 43 chiếc mũ đá trong một khu vực có diện tích 145m2 (tương đương chỉ 1% diện tích toàn bộ hố mũ giáp). Theo Sohu, ước tính toàn bộ hố chôn này phải chứa tới 5 triệu mảnh giáp. Các chuyên gia suy đoán, thợ thủ công thời Tần đã phải mất ít nhất một năm để hoàn thành số lượng sản phẩm này.
Sau 2.000 năm bị chôn vùi, những món đồ tùy táng cũng không còn nguyên vẹn, tất cả dây đồng nối mũ giáp đều bị đứt rời. Hiện tại, các chuyên gia khảo cổ đang phải gánh vác khối lượng công việc khổng lồ để phục dựng các bộ giáp.
Các chuyên gia cho rằng mũ giáp đá thực chất chỉ là vật tượng trưng để chôn theo người chết bởi món đồ này có trọng lượng quá nặng, không thể sử dụng trong chiến tranh thật.
Trong thực tế lịch sử, áo giáp thời nhà Tần thường được làm bằng đồng, sắt hoặc da.
Hố chôn thủy cầm
Hố chôn thủy có diện tích không quá lớn, chưa đến 1.000m2, nhưng lại chôn vùi những di vật văn hóa vô cùng đặc biệt: 46 con thủy cầm (những loài chim sống trên bề mặt hoặc xung quanh nước) bằng đồng, to như sinh vật sống. Bao gồm thiên nga, vịt trời, ngỗng...
Tinh xảo nhất trong số này phải kể đến chim sếu đồng với đường kính phần cổ chỉ vỏn vẹn 2cm, đòi hỏi sự khéo léo tột đỉnh của người thợ thủ công. Trên mỏ chim sếu còn có một con sâu đang vùng vẫy rất sống động. Thật khó để tưởng tượng làm cách nào mà các nghệ nhân thời Tần có thể cho ra đời những tác phẩm tinh xảo đến vậy!
Bên cạnh những bức tượng động vật, các chuyên gia khảo cổ còn tìm thấy nhiều tượng hình người. Tượng diễn tả các tư thế đứng ngồi khá đặc biệt, như bức tượng bên dưới đây khắc họa một người ngồi duỗi chân, tiếp đất bằng thân dưới. Tư thế này có thể phổ biến ngày nay nhưng vào thời nhà Tần sẽ bị đánh giá là rất khó coi.
Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng đây có thể là tư thế một người đang chèo thuyền khi trông coi đàn thủy cầm của Tần Thủy Hoàng.
Hố chôn tạp kỹ
Hố chôn này có diện tích chưa tới 1.000m2, chủ yếu chôn các tượng đất nung hình người. Tuy nhiên, khác với tượng chiến binh trong hố binh mã dũng, tượng người ở đây hầu như không mặc áo mà chỉ mặc váy ngắn, tạo dáng kỳ dị. Họ rõ ràng không phải binh lính mà là các nghệ sĩ biểu diễn tạp kỹ, mua vui cho Tần Thủy Hoàng.
Tổng cộng có 11 bức tượng nghệ sĩ cùng nhiều đạo cụ biểu diễn. Trong hố chôn còn có một chiếc đỉnh (vạc) đồng nặng khoảng 200kg, là chiếc đỉnh lớn nhất được phát hiện dưới thời nhà Tần. Món đồ này được sử dụng trong màn biểu diễn người dùng tay khiêng đỉnh nhằm thể hiện sức mạnh - một dạng biểu diễn võ thuật.
Tạm kếtNhững cổ vật trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng kể trên tuy vô cùng ấn tượng và tinh xảo nhưng lại chưa từng được trưng bày tại bảo tàng và có rất ít người biết tới.
Trên thực tế, ngoài các tác phẩm bên trong hố chôn binh mã, mũ giáp, thủy cầm và hố chôn tạp kỹ, hiện còn rất nhiều đồ tùy táng bí ẩn từng được khai quật từ lăng nhưng vẫn đang được trùng tu và bảo quản trong các phòng nghiên cứu.
Với quy mô tráng lệ cùng hàng trăm nghìn món đồ tạo tác tinh xảo từ 2.000 năm về trước, lăng mộ Tần Thủy Hoàng thật sự xứng đáng là một trong những bí ẩn vĩ đại nhất trong của lịch sử nhân loại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…