Không chịu khuất phục Pháp, vua Hàm Nghi cùng Tôn Thất Thuyết quyết tâm chủ chiến
Bức thư của Nam Phương hoàng hậu khiến vua Bảo Đại 'nhói lòng' / Độc chiêu sủng hạnh phi tần quái đản của hoàng đế Trung Hoa
Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7/1885
Sau hai hiệp ước 1883 và 1884, phái chủ chiến trong triều đình Huế vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.
Dựa vào ý chí của nhân dân yêu nước và các quan lại chủ chiến tại địa phương, Tôn Thất Thuyết (Thượng thư Bộ Binh, thành viên Hội đồng Phụ chính) ra sức xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới... Ông còn thẳng tay trừng trị những kẻ thân Pháp và đưa Ưng Lịch lên ngôi (vua Hàm Nghi).
Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết, thực dân Pháp lo sợ. Chúng tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến. Tình hình hết sức căng thẳng.
Đêm mồng 4 rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá. Quân Pháp nhất thời rối loạn. Sau khi củng cố tinh thần, chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.
Phong trào Cần vương
Khi cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra "Chiếu Cần vương", kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
Từ đó, một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là phong trào Cần vương. Về diễn biến của phong trào, có thể chia thành hai giai đoạn: 1885 - 1888 và 1888 - 1896. Ở giai đoạn 1885 - 1888, phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì.
Thấy địa bàn Tân Sở chật hẹp, dễ bị địch bao vây, Tôn Thất Thuyết tiếp tục đưa vua Hàm Nghi vượt Trường Sơn ra Bắc rồi lập căn cứ ở làng Phú Gia, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Căn cứ bao gồm miền Tây ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và lan sang cả Lào.
Trên đường đi, nhờ vua đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của đồng bào các dân tộc ở vùng biên giới Việt - Lào. Cuối năm 1886, Tôn Thất Thuyết lên đường sang Trung Quốc cầu viện.
Tháng 11/1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quân Pháp vào được nơi ở của nhà vua, bắt và đưa Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri (châu Phi). Tuy Hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào Cần vương vẫn được duy trì và dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn trong giai đoạn 1888 - 1896.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ