Khám phá

Không ngờ có một vị ni cô chạy trốn để thoát khỏi làm vợ vua Lê Thánh Tông

Trong lịch sử phong kiến, được ngồi trên ngôi vị mẫu nghi thiên hạ là niềm mong mỏi của các thiếu nữ. Thế nhưng có một mỹ nhân Việt đã không ngần ngại mà khước từ vị trí này.

Sự thật về "Vua độc dược" xứ Pontos / 'Khóc thét' với những phương pháp chữa bệnh 'quái dị' nhất thế giới

Lê Thánh Tông được xem là một vị hoàng đế anh minh thời Hậu Lê. Trong thời kỳ cầm quyền của ông, nhà nước Đại Việt quật khởi mạnh mẽ thực sự, phát triển rực rỡ ở mọi phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và quân sự.

Ông cũng mở rộng đáng kể lãnh thổ Đại Việt sau nhiều cuộc chiến với các nước xung quanh như Chiêm Thành, Ai Lao và Bồn Man. Các thành tựu về nội trị và đối ngoại của Lê Thánh Tông đã đưa Đại Việt trở thành một cường quốc lớn mạnh trong khu vực Đông Nam Á.

Một lần vua Lê Thánh Tông ghé thăm trường Quốc Tử Giám, lúc về có ghé ngôi chùa gần đó là chùa Ngọc Hồ. Vào tới sân chùa, vua nghe thấy có tiếng người tụng kinh, giọng trong trẻo diệu kỳ như vút lên tận tầng mây, lại gần thì ngây ngất, sững sờ khi thấy ni cô đẹp như một tiên nữ giáng trần khiến cho tâm thần đức vua không khỏi xốn xang.

Ni cô quay lại, làm lễ, nhận thấy đôi mắt nhà vua nhìn mình đăm đắm, bèn lấy bút đề vào vách chùa hai câu thơ Nôm:

"Tới đây mến cảnh mến thầy

Tuy vui đạo Bụt, chưa khuây lòng trần!"

Câu thơ nói đúng tâm trạng của vua lại càng làm Lê Thánh Tông xao xuyến, vua liền sai các quan hầu cận làm thơ vịnh để ghi nhớ buổi kì ngộ.

Bài của phó nguyên soái Thân Nhân Trung làm nhanh nhất và hay nhất viết rằng:

"Ngẫm sự trần duyên khéo cực cười

Sắc không, tuy Bụt, ấy lòng người

Chày kình một tiếng tan niềm tục

Hồn bướm ba canh lẩn sự đời

Bể ái nghìn tầm mong tát cạn

Nguồn ân muôn trượng chửa khơi vơi

Nào nào cực lạc là đâu tá?

Cực lạc là đây chín rõ mười."

Sau khi nghe xong, ni cô liền phê rằng: “Hai câu thực và luận còn thiếu ý lại chưa thanh, nên sửa là: Gió thông đưa kệ tan niềm tục/Hồn bướm mơ tiên lẩn sự đời”.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trước tình hình đó, Vua Lê Thánh Tông thật sự cảm phục trước sự mẫn tuệ và cao khiết của ni cô, bèn một mực rước mời ni cô lên xa giá về cung để lập làm phi.

Biết khó có thể chối từ ngay được, ni cô đành thuận theo nhưng tìm cách thoát khỏi tình cảnh khó xử này. Không rõ bằng cách nào, khi xa giá vừa đến cửa Đại Hưng (khu vực Cửa Nam, Hà Nội ngày nay) thì trong xe không còn thấy bóng ni cô đâu nữa.

Vua Lê Thánh Tông ngạc nhiên tin chắc ni cô là một tiên nữ giáng trần. Lòng ngơ ngẩn tiếc nuối mãi, rồi truyền lệnh cho xây lầu Vọng tiên ở ngay đó để kỷ niệm và cũng để ngóng trông, hy vọng có dịp tái ngộ với người con gái tài sắc ấy.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm