Phát hiện nhiều dấu chân lớn của khủng long vây kiếm
Phát hiện loài khủng long ăn thịt mệnh danh 'thần chết' / Kinh dị cá sấu quái vật chuyên ăn thịt khủng long 210 triệu năm tuổi
Nhóm các nhà nghiên cứu cổ sinh học từ Đại học Edinburgh cho biết đã tìm thấy các dấu chân khổng lồ sau một cơn bão năm 2017 đã đẩy những tảng đá đã che giấu dấu chân trong nhiều năm.
Dấu chân hình tam giác được một con khủng long vây kiếm để lại có kích thước rất lớn khi nó đi dọc theo một bãi bùn bên cạnh một đầm nước cạn.
Ngày nay, địa điểm này được gọi là Brothers Point trên bờ biển phía đông bắc Skye, nơi có được biệt danh Dinosaur Isle nhờ số lượng hóa thạch được tìm thấy.
Các nhà nghiên cứu đã xác định một loạt các dấu chân theo mô hình bên trái và hai kích cỡ khác nhau, cho thấy dáng đi của một con vật bốn chân với bàn chân trước nhỏ hơn.
Những dấu chân này là bằng chứng đầu tiên chúng ta có được rằng nhóm khủng long rất lớn sống ở Scotland, tiến sĩ Stephen Brusatte, một trong những nhà nghiên cứu đứng đầu nói.
Viết trên tạp chí Plos One, nhóm nghiên cứu giải thích họ cũng tìm thấy khoảng 50 dấu chân khủng long khác ở cùng địa điểm. Điều này tiết lộ bãi bồi ven biển là nơi sinh sống của một cộng đồng động vật thịnh vượng.
Mặc dù loài stegosaurus lớn nhất có thể dài tới 9 mét và nặng 30 tấn, nhưng loài khủng long đặc biệt để lại dấu chân của nó ở Brothers Point Point nhỏ hơn nhiều và có thể là một con non.
Nơi phát hiện các dấu chân cũng là nơi tồn tại nhiều loài ăn thịt, ăn thực vật, lớn, nhỏ, những con đang chạy xung quanh, những con đang lội trong nước, những con có cổ dài, những con có cổ dài có tấm trên lưng.
Hóa thạch từ thời đại này là tương đối hiếm trên toàn thế giới, do đó các bằng chứng được tìm thấy là rất quan trọng cho các nhà cổ sinh vật học cố gắng hiểu rõ hơn về sự tiến hóa của khủng long.
Chính phủ Scotland năm ngoái cũng đã ban hành Lệnh Bảo tồn Thiên nhiên cho Skye để bảo vệ hợp pháp các địa điểm quan trọng, một số trong đó đã bị phá hủy bởi các nhà sưu tập tư nhân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động
CLIP: Ngựa vằn bỏ mạng khi chạm trán bầy cá sấu hung dữ trong cuộc vượt sông
Lăng Tần Thủy Hoàng không ai dám đào bới bí ẩn ẩn chứa bên trong, nhìn ảnh vệ tinh lại phải 'than trời' cho trí tuệ của người xưa
Nguyên liệu xi măng là gì và tại sao nó cứng lại khi thêm nước? Nó bắt đầu được sử dụng khi nào?
Kỳ dị dịch vụ ‘dùng thử quan tài’, du khách nườm nượp kéo nhau đến trải nghiệm