Không những có tên gọi ấn tượng, đây còn là 6 tuyệt học võ công có cách luyện "hack não" nhất trong truyện Kim Dung
Lý do cố nhà văn Kim Dung từng thừa nhận Thần điêu đại hiệp là tác phẩm thất bại nhất của mình / Thần điêu đại hiệp: Lý do ít người biết khiến nhà văn Kim Dung sửa tên kẻ dâm ô Tiểu Long Nữ
Nhắc đến phim võ hiệp chuyển thể từ các tiểu thuyết của Kim Dung không thể bỏ qua những chiêu thức võ công. Mỗi chiêu thức có một cách sáng tạo, kết hợp hoàn toàn khác nhau đồng thời hàm chứa những triết lý sống, nhân sinh quan ý nghĩa.
Năm ấy sau biến cố đau thương, Dương Quá phải chia lìa Tiểu Long Nữ ở Tuyệt Tình cốc nên đâm ra tương tư, trong lòng vẫn luôn thương nhớ Tiểu Long Nữ. Bằng cơ duyên, Dương Quá gặp và làm bạn với Thần Điêu - chú chim thông minh từng là bạn của Độc Cô Cầu Bại những ngày ông còn sống. Cũng từ đó, Dương Quá ngày đêm chỉ biết điên cuồng luyện võ, nội công ngày càng thâm hậu.
Một ngày nọ Dương Quá đứng ngoài bờ biển, trong lòng chán nản tuyệt vọng, vì muốn phát tiết bực tức trong lòng mà tay đấm chân đá loạn xạ, sau đó phát ra một chưởng, đem nham thạch nghiền nhỏ như cát. Dương Quá bắt đầu suy ngẫm, sáng tạo ra một loạt các chiêu thức và Ám Nhiên Tiêu Hồn Chưởng ra đời.
Khi đối địch với các loại chưởng pháp thông thường khác, Ám Nhiên Tiêu Hồn Chưởng đều phát ra uy lực mạnh mẽ khác thường, toàn bộ đều được quyết định ở nội công. Dương Quá đặt cho nó cái tên thần sầu như vậy là bởi trong giang hồ có câu "Ám nhiên tiêu hồn giả, duy biệt nhi dĩ hỹ" (người đau khổ mất hồn, chỉ có thể là do ly biệt mà thôi).Bởi vậy nên dù chỉ còn một tay do Quách Phù (con gái Quách Tĩnh) chặt đứt nhưng giang hồ không ai không kiêng nể cái tên Tây Cuồng Dương Quá.
Càn Khôn Đại Na Di
Càn Khôn Đại Na Di là bộ võ công tâm pháp thất truyền của Minh giáo nơi Tây Vực, giúp người sử dụng có thể điều khiển thuần thục nội lực trong cơ thể, đồng thời giảm sát thương của các chiêu thức do kẻ địch gây ra hoặc ném trả chiêu thức lại cho kẻ thù.
Tuyệt kỹ này bao gồm tất cả có 7 tầng, theo Kim Dung viết thì người có tư chất cao thì sẽ mất 7 năm để luyện tầng 1, còn người có tư chất thấp thì phải lên đến 14 năm. Ấy vậy mà giáo chủ Minh Giáo đời thứ 34 Trương Vô Kỵ trong một lần tình cờ đang đuổi theo Hỗn Nguyên Phích Lịch Thủ Thành Côn đã tìm ra bí kíp võ học này. Nhờ có Cửu Dương Thần Công thâm hậu, Trương Vô Kỵ đã tu luyện đến tầng thứ 6 chỉ trong 1 đêm, sau này nhờ đoạt được Thánh Hỏa Lệnh nên chàng học mộ mạch lên tầng thứ 7 của Càn Khôn Đại Na Di tâm pháp uy trấn giang hồ.
Cửu Âm Bạch Cốt Trảo
Cửu Âm Bạch Cốt Trảo nguyên có tên làCửu Âm Thần Trảo. Khi luyện Cửu Âm Thần Trảo thì chỉ dùng tay đánh vào vách đá để luyện tập. Mai Siêu Phong cùng sư huynh Trần Huyền Phong ăn cắp được nửa quyển hạCửu Âm Chân Kinh, sau đó tập luyện theo mà không hiểu yếu chỉ của đạo gia trong khẩu quyết võ công nên khi luyện đã dùng tay đánh vào sọ người sống, khi luyện tập thường chất rất nhiều sọ người xung quanh nơi mình tập. Cái tên Cửu Âm Bạch Cốt Trảo ra đời là vì thế.
Cụ thể, quyển hạCửu Âm Chân Kinhviết:"Năm ngón phát kình, không gì cứng không phá được, chụp vào đầu óc như xuyên vào đậu hũ". "Chụp vào đầu óc"ý là tấn công vào chỗ yếu hại của địch nhân, Mai Siêu Phong lại tưởng là phải chụp vào đầu người thật nên lúc luyện công cũng theo đó mà làm. Yếu chỉ của bộ Cửu Âm Chân Kinh này vốn là học đường lối theo tự nhiên của Ðạo gia, xua quỷ trừ tà để trường sinh dưỡng mệnh, há lại dạy người ta luyện thành võ công hung ác tàn nhẫn như thế?
Nổi danh nhất với võ công này là Hắc Phong Song Sát - 1 trong 6 đệ tử ban đầu của Đông Tà Hoàng Dược Sư. Ngoài Hắc Phong Song Sát ra chỉ có Dương Khang (đã bái Mai Siêu Phong làm sư phụ), Chu Chỉ Nhược phái Nga Mi và truyền nhân Thần Điêu Hiệp Lữ (cô gái áo vàng trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký) là có sử dụng võ công này.Trong số những người sử dụng thì Hoàng Sam Nữ Tử là người dùng môn võ này lợi hại nhất, nàng luyệnCửu Âm Thần Trảotheo đường lối chính tông và dễ dàng đả bại Chu Chỉ Nhược.
Giáng Long Thập Bát Chưởng
Theo Kim Dung, bộ chưởng pháp này là võ công chí cương của thiên hạ, là 1 trong 2 tuyệt kỹ của Cái Bang, được truyền lại qua bao đời Bang chủ. Theo truyện Thiên Long Bát Bộ, trước thời Hồng Thất Công còn một nhân vật nữa làm cho Giáng Long Thập Bát Chưởng đi vào huyền thoại, ấy là Tiêu Phong - một nhân tài kiệt xuất của Cái Bang.
Kiều Phong (Tiêu Phong) là một nhân vật anh hùng xuất chúng nhất trong tiểu thuyết Kim Dung
Với tấm lòng hào hiệp, chính nghĩa, không chịu khuất phục cường địch, Tiêu Phong cùng với Giáng Long Thập Bát Chưởng là nỗi khiếp sợ của tà môn ngoại đạo.
Giáng Long Thập Bát Chưởng mới đầu có 28 chiêu thức, sau này Tiêu Phong nhận thấy vẫn còn thiếu uy lực, lại có nhiều chiêu lặp lại nên đã bổ sung, sửa chữa, rút gọn lại thành12 chiêu thức, các đời bang chủ sau tu luyện nhưng không ai đạt được thành tựu cao. Hàng Long Thập Bát Chưởng cũng theo đó mà thất truyền cùng với sự suy vi của Cái Bang.
Kim Cương Phục Ma Quyển
Kim Cương Phục Ma Quyểnlà tuyệt kỹ hàng đầu của Thiếu Lâm, nằm trong Kim Cương Kinh -chiêu thức tựa như kim cương xuất thế, hàng phục quần ma. Chiêu thức này khi được vận dụng có thể gây ra tổn thương lớn đối với nhiều kẻ địch xung quanh.
3 vị Thần tăng Thiếu Lâm giao đấu với Trương Vô Kỵ và Chu Chỉ Nhược
Ba vị cao tăng canh giữ giếng ngục giam giữ Tạ Tốn là những người sử dụng thành thạo tuyệt chiêu này. Trương Vô Kỵ đã 2 lần muốn giải cứu nghĩa phụ của mình nhưng không thành, đến lần thứ 3, nhờ có sự hỗ trợ của Chu Chỉ Nhược, Vô Kỵ đã thành công. Đáng tiếc, Chu Chỉ Nhược thừa cơ ám toán Tạ Tốn, về sau ba tăng cùng Trương Vô Kỵ giằng co, sắp đến lúc lưỡng bại câu thương thì áo vàng nữ tử xuất hiện, hóa giải nguy cơ.
Thập Bát La Hán Trận
Theo truyền thuyết, Thập Bát La Hán Trận là bảo pháp trấn sơn của Thiếu Lâm, là trận pháp của 18 đại cao thủ của Đạt Ma Viện. Được đứng vào hàng ngũ này là sự thừa nhận cao nhất đối với công phu môn phái.
Thập Bát La Hán là 18 vị A La Hán trong truyền thuyết nhà Phật, không về Tây Thiên mà ở lại thế gian để hộ trì chính pháp
Thập bát La Hán là 18 vị A La Hán trong truyền thuyết nhà Phật, không về Tây Thiên mà ở lại thế gian để hộ trì chính pháp. Các La Hán này vốn dĩ chỉ có 16 người, là những nhân vật có thật trong lịch sử, đệ tử của Phật Thích Ca. Đến cuối đời Đường, người ta thêm vào 2 vị Tôn giả, từ đó mà thành 18 vị.
Sử sách mô tả: "Khi di chuyển linh hoạt như nước chảy, khi đứng im vững vàng như núi, đầu cuối tương ứng, không chút sơ hở".Có thuyết nói, để đề phòng đệ tử Thiếu Lâm khi công phu chưa luyện thành mà tự ý xuống núi rồi bị kẻ khác đánh bại làm ô danh Thiếu Lâm, các cao tăng đã đặt 18 người đồng trước cửa ra, đệ tử nào có thể đánh lui người đồng tức là công phu đã đạt tới mức thâm hậu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?