Khám phá

Không phải Gia Cát Lượng hay Quan Vũ, đây mới là nhân vật khiến Tào Tháo cả đời phải cảm kích, bội phục

Nhân vật này đã dùng một câu nói để thay đổi cuộc đời Tào Tháo, từ đó thay đổi cả một giai đoạn lịch sử vào cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc.

Tào Tháo gây dựng sự nghiệp, tạo ra thế lực mạnh nhất Tam Quốc, cớ sao chính quyền Tào Ngụy lại nhanh chóng sụp đổ? / Hé lộ đệ nhất mưu sĩ nhà Tào Ngụy khiến Tào Tháo 3 lần rơi lệ

Sinh thời, Tào Tháo vốn xuất thân trong một gia đình quan lại, thế nhưng chức tước ban đầu mà ông có được vốn không cao, đại nghiệp sau này đều dựa vào bản thân từng bước đi lên gây dựng.

Và sự thực là ở vào giai đoạn tràn ngập sự quan liêu, hủ bại như cuối thời Đông Hán, nếu không có người nhìn ra và tiến cử, cất nhắc thì dù cho có xuất thân danh giá cũng chưa chắc đã có cơ hội ngẩng cao đầu.

May mắn là Tào Tháo thuở thiếu thời đã gặp được một vị cao nhân nhìn ra tài năng của ông.Và người này có lẽ là một trong số ít những nhân vật cùng thời phải khiến cho Tào Tháo kính trọng, bội phục từ trong tâm khảm.

Đó chính là Kiều Huyền – một vị quan có tiếng vào cuối thời Đông Hán và được biết tới như tri kỷ của Tào Mạnh Đức.

Thuở thiếu thời phóng túng, lêu lổng và sự thực về quá khứ ít biết của Tào Tháo

Không phải Gia Cát Lượng hay Quan Vũ, đây mới là nhân vật khiến Tào Tháo cả đời phải cảm kích, bội phục - Ảnh 2.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Phàm là người đã đọc qua lịch sử Tam Quốc đều biết rằng, những nhân vật có thể gây dựng được sự nghiệp trong giai đoạn này đều là người có học, có tài.

Trong số đó, một vài nhân vật tài trí tới mức trở thành chư hầu xưng bá một phương như Lưu Bị hay Tôn Quyền có thể không nhắc tới.

Nhưng ngay đến một nhân vật an phận thủ thường, không nuôi chí lớn như Lưu Biểu cũng từng dùng tài sức của mình để bình định Kinh Châu.

Tương tự như vậy, một Lưu Chương bị cho là hèn nhát, không có chủ kiến cũng từng nắm trong tay không ít mưu kế, toan tính. Hay một người mờ nhạt như Trương Lỗ cũng từng sở hữu bản lĩnh khiến triều đình phải đau đầu.

Thậm chí, ngay đến một nhân vật bị đánh giá là "hữu dũng vô mưu" như Lã Bố cũng từng sở hữu tài năng võ nghệ khét tiếng một thời.

 

Thế nhưng theo Qulishi, nhìn lại toàn bộ lịch sử của giai đoạn cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc, có thể khẳng định được rằng người tài nhiều không đếm xuể, nhưng người có đủ khả năng để so bì với Tào Tháo thì lại rất ít.

Sinh thời, Tào Tháo từng cùng các chư hầu tranh bá, thống nhất phương Bắc, trở thành thế lực lớn nhất thời Tam Quốc.

Ông là một nhà quân sự ưu tú, có thể độc lập chỉ huy chiến đấu, cũng có thể tự tay biên soạn binh thư lên tới hàng vạn chữ.

Điều càng làm cho người khác cảm phục còn nằm ở chỗ, Tào Tháo là một nhân vật văn võ song toàn.

Không phải Gia Cát Lượng hay Quan Vũ, đây mới là nhân vật khiến Tào Tháo cả đời phải cảm kích, bội phục - Ảnh 4.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Năm xưa, ông từng một mình lẻn vào phủ đệ của hoạn quan Trương Nhượng để ám sát, sau khi bị phát hiện lại tự mình đột phá vòng vây và toàn mạng thoát thân.

 

Không chỉ vậy, ông còn từng là chủ nhân của nhiều bài thơ phú còn được lưu truyền cho tới ngày nay.

Thế nhưng xoay quanh đời tư của Tào Tháo, vẫn còn có một sự thật mà người đời ít biết về nhân vật này. Đó là vào thuở thiếu thời, Tào Tháo chính là một kiểu con nhà giàu ăn chơi điển hình.

Nếu so sánh với một Tào Tháo gây dựng được thành công vĩ đại sau này, quá khứ ấy của ông quả khiến cho người khác khó mà tin được.

Tuy nhiên "Tam Quốc chí" từng ghi lại: Tào Tháo năm xưa "cơ trí nhạy bén, ứng biến, chơi bời phóng đãng, không lo học hành".

"Tam Quốc chí tập chú" còn bổ sung câu chuyện kể về việc Tào Tháo khi còn trẻ vì để không bị cha trách phạt nên đã giả vờ trúng gió, còn tìm cách trả thù cả người chú đã tố cáo mình.

 

Thậm chí khi giao du với đám con nhà quan như Viên Thiệu, ông còn từng cùng nhóm người này đi cướp dâu nhà người khác.

Nhìn chung, Tào Tháo thời trẻ chẳng những không có nghề nghiệp ổn định mà còn là một thiếu niên có phần côn đồ, ngỗ nghịch. Và cuộc đời của nhân vật này chỉ thực sự thay đổi khi gặp được Kiều Huyền.

Nhân vật thay đổi cuộc đời Tào Tháo chỉ bằng một câu nói

Không phải Gia Cát Lượng hay Quan Vũ, đây mới là nhân vật khiến Tào Tháo cả đời phải cảm kích, bội phục - Ảnh 6.
Tranh minh họa: Nguồn Internet.

Kiều Huyền (110 – 184), tự Công Tổ, là một vị quan có tiếng trong triều đình Đông Hán. Ông nổi tiếng là người cương trực, không bợ đỡ kẻ quyền quý, cả đời sống thanh liêm.

Sử liệu ghi lại rằng, Tào Tháo thời còn trẻ ăn chơi, phóng túng, không mấy tu chí nên chẳng được mấy người coi trọng. Thế nhưng khi ông tới bái kiến Kiều Huyền, vị quan vừa nhìn thì đã đưa ra một lời đánh giá:

 

"Thiên hạ tất loạn, không có cái tài cái thế thì không trị được. Người dẹp an được thiên hạ tất là anh vậy!".

Tào Tháo nghe xong thì cảm động vô cùng, coi ông là tri kỷ. Trước lúc qua đời, Kiều Huyền còn phó thác thân nhân của mình cho Tào Tháo bảo vệ.

Quả không ngoài dự đoán, Tào Tháo đến ngoài 20 tuổi đã được đề bạt làm Hiếu Liêm, bắt đầu tiến vào chốn quan trường, sau đó tự mình khởi binh, gây dựng đại nghiệp.

Cho nên có thể nói rằng, một câu của Kiều Huyền dường như đã thay đổi cuộc đời Tào Tháo.

Nhận định này không phải là không có cơ sở, bởi sau khi Kiều Huyền qua đời, Tào Tháo đã viết một bài "Tự cố Thái úy Kiều Huyền văn".

 

Trong đó, ông tự thừa nhận bản thân thuở thiếu thời không có sự nghiệp, may mắn gặp được một quân tử như Kiều Huyền. Lời ngợi khen của Kiều Huyền dành cho ông giống như lời ngợi khen của Khổng Tử dành cho Nhan Uyên, giống như Lý Sinh khen ngợi Giả Phục.

Đây chính là sự kính trọng từ trong tâm khảm mà Tào Tháo dành cho Kiều Huyền.

Không phải Gia Cát Lượng hay Quan Vũ, đây mới là nhân vật khiến Tào Tháo cả đời phải cảm kích, bội phục - Ảnh 8.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Thiết nghĩ nếu lời đánh giá của vị quan ấy không bắt nguồn từ nội tâm mà chỉ là lời nói chót lưỡi đầu môi thì có lẽ Tào Tháo đã không kính trọng và cảm kích ông tới vậy.

Hơn nữa, Kiều Huyền trước lúc qua đời đã phó thác thân nhân của mình cho Tào Tháo. Nếu như không thật lòng tin tưởng tài năng và nhân cách của Tào Tháo, có lẽ ông đã không quyết định như vậy.

Thông qua những phân tích trên đây, có thể thấy một câu nói của Kiều Huyền quả thực đã thay đổi cuộc đời của Tào Tháo, đồng thời cũng thay đổi cả một giai đoạn lịch sử.

 

Bởi nếu không có sự xuất hiện của ông, rất có thể Tào Tháo cả đời sẽ chỉ là một tên nhà giàu lêu lổng chẳng làm nên thành tựu gì, căn bản không có cửa để chia ba thiên hạ cùng Lưu Bị, Tôn Quyền.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm