Khám phá

Đánh bại Quan Vũ, võ tướng hàng đầu của Tào Tháo chết bất đắc kỳ tử dưới ngòi bút của La Quán Trung

Nhân vật này thậm chí còn được người đời sau đánh giá là võ tướng giỏi nhất của Tào Tháo. Ông là ai.

Nếu người này chết dưới tay Quan Vũ, lịch sử thời Tam Quốc có lẽ đã phải viết lại / Bị xử tử vì không xuất quân trợ chiến cho Quan Vũ, rốt cuộc vì sao Lưu Phong lại làm như vậy khi đã nhận được đề nghị?

Nhân vật được nhắc đến ở đây chính là Từ Hoảng. Từ Hoảng tự Công Minh, người huyện Dương, Hà Đông thời Đông Hán (nay thuộc Hồng Đồng, Sơn Tây, Trung Quốc), là tướng lĩnh dưới trướng Tào Tháo thời kỳ Tam Quốc của Trung Quốc, là một trong số "Ngũ tử lương tướng" trong tay Tào Tháo.

Ban đầu ông giữ chức Kỵ Đô uý, thuộc hạ của quân phiệt Dương Phụng. Năm 196, sau khi Tào Tháo đánh bại Dương Phụng, Từ Hoảng đầu quân cho Tào Tháo.

Từ Hoảng từng tham gia nhiều trận chiến quan trọng, trí dũng song toàn, chiến công nổi bật, quản lý quân tốt. "Tam quốc chí. Nguỵ thư. Từ Hoảng truyện" có chép Tào Tháo từng khen ngợi Từ Hoảng rằng: "Có thể nói Từ tướng quân mang phong thái của Chu Á Phu." (Chu Á Phu là nhà quân sự và thừa tướng nhà Hán).

Ở phe Tào Tháo, Từ Hoảng lần lượt giữ chức Bì tướng quân, Thiên tướng quân, Hoành Dã tướng quân, Bình Khấu tướng quân. Trong trận Quan Độ, Từ Hoảng có công đốt cháy lương thảo hậu cần của Viên Thiệu, được phong làm Đô Đình hầu.

Đánh bại Quan Vũ, võ tướng hàng đầu của Tào Tháo chết bất đắc kỳ tử dưới ngòi bút của La Quán Trung - Ảnh 2.
Hình ảnh nhân vật Từ Hoảng trên phim.

Tào Tháo qua đời, Tào Phi nối ngôi Nguỵ vương, Từ Hoảng được phong làm Hữu tướng quân và Lục Hương hầu. Sau khi Tào Phi phế Hán và lên ngôi xưng đế, Từ Hoảng lại được phong làm Dương hầu. Sau khi đánh bại Lưu Bị tại Thượng Dung, Từ Hoảng được cử đi đóng giữ ải Dương Bình, đổi phong tước Dương Bình hầu, thay mặt hoàng đế xuất chinh, có trong tay ba ngàn thực ấp.

Từ Hoảng hết sức trung thành với nhà họ Tào, ông từng nói rằng: "Người xưa ưu sầu vì không gặp được minh quân, nay ta may mắn gặp được, nên dùng chiến công để báo đáp, cần gì danh tiếng cá nhân!".

Năm 227, Từ Hoảng qua đời vì đau ốm, sau khi chết được ban thuỵ hiệu Tráng hầu.

Cái chết hư cấu trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung

Từ Hoảng ban đầu ông chỉ là một Quận lại, về sau đi theo tướng quân Dương Phụng, đánh giặc Khăn Vàng có công, được phong làm Kỵ Đô uý. Sau khi được Tào Tháo chiêu hàng, Từ Hoảng vẫn luôn theo Tào Tháo đánh trận.

 

Từ Hoảng nổi tiếng dũng mãnh, từ sau khi trở thành chiến tướng của Tào Tháo, ông đã lần lượt đánh bại Lã Bố, tiêu diệt Viên Thiệu, chiến thắng Mã Siêu, dùng mưu kế khuyên hàng được Trương Lỗ, lập vô số chiến công cho Tào Nguỵ.

Đánh bại Quan Vũ, võ tướng hàng đầu của Tào Tháo chết bất đắc kỳ tử dưới ngòi bút của La Quán Trung - Ảnh 4.
Tào Tháo đánh giá rất cao năng lực của Từ Hoảng.

Trong trận Quan Độ, Từ Hoảng đã trổ hết tài năng, hạ gục được tướng Hàn Mãnh của Viên Thiệu, đốt cháy lương thảo của Viên Thiệu, đánh cho Viên Thiệu không kịp trở tay. Nhờ đó Từ Hoảng được Tào Tháo phong làm Đô Đình hầu.

Trong trận Tương Dương - Phàn Thành, Quan Vũ từ Giang Lăng xuất binh bao vây Tương Dương và Phàn Thành. Cánh quân tiếp viện đầu tiên do Vu Cấm và Bàng Đức chỉ huy bị lũ lụt sông Hán Thủy tiêu diệt, Tào Nhân ở Phàn Thành và Lã Thường ở Tương Dương bị vây cấp đã lâu, thành sắp vỡ.

Ban đầu Tào Tháo rúng động, định dời Đô, sau nghe lời Tư Mã Ý và Tưởng Tế mới thôi, đồng thời phái Từ Hoảng dẫn cánh quân tiếp viện thứ hai đi trợ chiến, phối hợp đánh gọng kìm trong và ngoài cùng với Tào Nhân, phá bỏ vây khốn cho Phàn Thành, được Tào Tháo hết sức khen ngợi.

Phản tướng nước Thục là Mạnh Đạt muốn quay lại nước Thục, Tư Mã Ý bèn phái Từ Hoảng đi vây quét. Mạnh Đạt nhìn xuống dưới thành, thấy Từ Hoảng thân thể cường tráng, khí thế phi phàm. Thế nhưng Từ Hoảng nôn nóng công thành, chưa cẩn thận suy xét xem liệu đây có phải mưu kế không đã xông lên chiến hào đòi giao tranh.

 

Mạnh Đạt bị chọc tức, bèn giương cung bắn về phía Từ Hoảng, ai ngờ Từ Hoảng bị trúng tên vào trán. Quân Tào nhận thấy tình hình không được ổn bèn hoảng loạn rút quân, trở về trong thất bại. Khi được khiêng vào trong doanh trại, Từ Hoảng đã ở trong tình trạng hấp hối, tuy rằng có quân y chạy chữa, thế nhưng vẫn không thể cứu được. Tối đó, Từ Hoảng trút hơi thở cuối cùng, hưởng dương 59 tuổi.

Việc nhà văn La Quán Trung thêu dệt ra một cái chết hư cấu không mấy vẻ vang cho Từ Hoảng trong truyện có thể là do quan điểm "Thục là vua, Ngụy là giặc", kèm theo việc Từ Hoảng đánh bại Quan Vũ, hoặc cũng có thể do tác giả muốn các danh tướng được "chết trận" chứ không chết già.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm