Khám phá

Không phải là một hoàng đế tàn bạo, hà cớ gì Tôn Quyền lại máu lạnh đến mức giết con? Chân tướng thực sự phía sau việc này là gì?

Hổ dữ còn không ăn thịt con, tại sao Tôn Quyền lại có thể làm ra việc ban cái chết cho chính con đẻ của mình.

Giải mã bí ẩn cuộc đời người anh trai tài giỏi của Gia Cát Lượng theo phò Tôn Quyền / Số phận thê thảm của hậu duệ Chu Du thời Tam Quốc hé lộ "thuyết âm mưu" đáng sợ liên quan đến Tôn Quyền

Tôn Quyền – hoàng đế khai quốc nhà Đông Ngô rất thích săn bắn, đặc biệt là săn hổ, cho nên ông đặt tên cho hai người con gái của mình là Tôn Đại Hổ và Tôn Tiểu Hổ.

Tục ngữ có câu "Hổ dữ không ăn thịt con", nhưng Tôn Quyền còn ác hơn cả hổ, ông không những không niệm tình cha con, mà ngay cả con trai ruột của chính mình còn hạ lệnh ban tội chết.

Tôn Quyền vốn không phải là vị hoàng đế tàn bạo, nhưng vì cớ gì ông lại làm chuyện hà khắc, lạnh lùng không có tình người như thế? Đằng sau việc ban tội chết cho con trai mình liệu còn ẩn giấu chuyện gì mà mọi người không biết hay không?

1. Lỗ Vương

Lỗ Vương là con trai thứ tư của Tôn Quyền, tên gọi là Tôn Bá, mẹ là Tạ Cơ. Tháng 8 năm 242, nhờ có sự đề bạt, tiến cử của các quan lại trong triều, Tôn Quyền sắc phong Tôn Bá thành Lỗ Vương, đồng thời để cho vị lão thần trong triều là Nghi Kiêm trở thành thầy dạy cho Lỗ Vương.

Khi ấy, Tôn Quyền chỉ có bốn người con trai, Lỗ Bá là vị hoàng tử được Tôn Quyền yêu quý nhất. "Khi ấy, Lỗ Bá Vương rất được thịnh sủng, ngang hàng với Thái Tử". Lúc đầu Tôn Quyền không mấy để ý đến việc lễ nghi, trật tự đối với các con của mình. Nhưng việc này lại khiến quan lại trong triều để tâm, các vị quan nhiều lần dâng tấu chương, cho rằng "Thái Tử, Hoàng đế phải có trật tự tôn ti, lễ nghi trật tự phải khác nhau".

Không phải là một hoàng đế tàn bạo, hà cớ gì Tôn Quyền lại máu lạnh đến mức giết con? Chân tướng thực sự phía sau việc này là gì? - Ảnh 2.
Hình ảnh nhân vật Tôn Quyền khi về già trên phim.

Từ đó, Tôn Hòa và Tôn Bá bắt đầu chia nơi ở, mâu thuẫn giữa hai người cũng từ đó mà nảy sinh.

Bấy giờ, Tôn Bá vẫn nhận được sự quan tâm, yêu mến của Tôn Quyền còn Tôn Hòa thì dần mất đi lòng tin của cha. Việc này đều là do Công chúa Tôn Lỗ Ban (tức Tôn Đại Hổ) luôn ở bên cạnh nói xấu Tôn Hòa và mẹ Tôn Hòa là Vương Phu nhân. Tôn Quyền tin lời, cho đó là thật, vô cùng tức giận, kết quả là "Vương Phu nhân muộn phiền mà chết, Tôn Hòa mất đi sự sủng ái của vua cha, sợ bị phế truất".

Khi Tôn Hòa đang nơm nớp lo sợ, thấp thỏm không yên, thì Tôn Bá dần nảy sinh ham muốn với vị trí Thái tử.

2. Đảng phái đấu đá

Tôn Bá biết rõ nếu muốn trở thành Thái tử thì phải có được sự ủng hộ của các vị đại thần trong triều, cho nên Tôn Bá thường xuyên qua lại, niềm nở với các vị đại thần, lôi kéo được nhiều người ủng hộ mình.

 

Bấy giờ, triều đình Đông Ngô chia làm hai phe, một bên ủng hộ Thái tử Tôn Hòa, bao gồm có Thừa tướng Lục Tốn, Đại tướng quân Gia Cát Khác, Thái thường Cố Đàm, Phiêu kỵ tướng quân Chu Cứ, Thái thú Hội Kê Đằng Dận, Đại đô đốc Thi Tích và Thượng thư Đinh Mật;

Phe còn lại ủng hộ Tôn Bá, gồm có Phiêu kỵ tướng quân Bộ Chất, Trấn Nam tướng quân Lã Đại, Đại tư mã Toàn Tông, Tả tướng quân Lã Cứ và Trung thư lệnh Tôn Hoằng.

Hai phe của Thái tử và Lỗ Vương có thế lực ngang nhau, công kích lẫn nhau, khiến cục diện chính trị Đông Ngô bất ổn, sử gọi là "Nam Lỗ chi tranh", trong đó "Nam" là chỉ Thái tử Tôn Hòa , bởi vì khi đó Thái tử đang sống ở Nam cung, còn "Lỗ" là để chỉ Lỗ Vương Tôn Bá.

Việc này đã khiến Tôn Quyền chú ý, vì thế, đến năm 244 Tôn Quyền hạ chiếu thư "Cấm đoạn vãng lai, giả dĩ tinh học", có nghĩa là cấm Thái tử cùng Lỗ Vương tiếp tục qua lại với các vị đại thần trong triều, để cả hai chuyên tâm học tập. Nhưng, Tôn Bá lại không bằng lòng, vẫn tiếp tục ấp ủ ham muốn với vị trí Thái tử.

Không phải là một hoàng đế tàn bạo, hà cớ gì Tôn Quyền lại máu lạnh đến mức giết con? Chân tướng thực sự phía sau việc này là gì? - Ảnh 4.
Tôn Quyền đã hạ lệnh cấm đoạn vãng lai nhưng Lỗ Vương Tôn Bá vẫn không chịu dừng lại. (Hình ảnh nhân vật Tôn Quyền trên phim)

3. Giết con

 

Toàn Ký, Ngô An, Tôn Kỳ, Dương Trúc là những người nguyện chết trung thành với Tôn Bá, Tôn Bá lợi dụng họ không ngừng vu khống, hãm hại Thái tử Tôn Hòa, khiến chính trị nhà Đông Ngô càng thêm bất ổn.

Trong tình thế như vậy, Tôn Quyền nhận thấy nguy hiểm, ông nói với cháu họ là Tôn Tuấn rằng: "Tử đệ bất mục, thần hạ phân bộ, tưởng hữu Viên thị chi bại, vi thiên hạ tiếu. Nhất nhân lập giả, an đắc bất loạn?"

Câu này có nghĩa là: Anh em, con cái bất hòa, thần tử chia bè phái, rồi sẽ thất bại giống họ Viên, khiến thiên hạ chê cười. Nếu chỉ lập một người, liệu có yên ổn được không?

Hay nói cách khác, cho dù là lập Tôn Hòa hay Tôn Bá cũng đều không thể dẹp yên mầm mống bất ổn, gây họa cho Đông Ngô, vì thế ông sẽ dứt khoát không lập ai.

Năm 250, Tôn Quyền phế truất Thái tử Tôn Hòa, ban tội chết cho Tôn Bá vì có rắp tâm gây ra cuộc tranh đấu giữa các đảng phái, đồng thời xử phạt quan lại hai phe. Tôn Quyền làm như thế, vừa để ổn định lại chính trị nhà Đông Ngô, vừa là muốn đem hoàng vị truyền lại cho con út là Tôn Lượng.

 

Không phải là một hoàng đế tàn bạo, hà cớ gì Tôn Quyền lại máu lạnh đến mức giết con? Chân tướng thực sự phía sau việc này là gì? - Ảnh 6.

Nhưng Tôn Quyền có nằm mơ cũng không nghĩ được rằng, sau khi Tôn Lượng kế vị, tình hình chính trị của Đông Ngô lại càng thêm bất ổn, xảy ra liên tiếp bốn lần chính biến, ba vị quyền thần bị giết hại, một vị hoàng đế bị phế truất cùng nhiều vị đại thần khác phải chết oan uổng.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm