Không phải Lưu Bị, đây mới là người ngang Gia Cát Lượng về tài cầm quân, là bậc kỳ tài nhưng chết oan uổng, mang thân phận "bất tài", nguyên nhân tại vì sao?
Gia Cát Lượng rõ ràng bồi dưỡng Khương Duy làm người nối nghiệp, tại sao trước khi lâm chung lại đem quân quyền giao cho Dương Nghi? / Gia Cát Lượng chết rồi, nhà Gia Cát gần như bị diệt sạch không còn ai, sao đến nay vẫn còn có hậu nhân của Gia Cát Lượng?
Lưu Bị và Gia Cát Lượng nổi tiếng về độ mưu trí và tài cầm quân thì không ai là không biết, thế nhưng có một nhân vật khác là họ hàng của Khổng Minh, có tài và thông minh không kém chỉ tiếc ông phải chịu một cái chết oan ức.
Ảnh minh họa
Người này chính là vị Đô Đốc kế nhiệm Lục Tốn, họ Gia Cát, tên là Khác, tự Nguyên Tốn, là con cả của Gia Cát Cẩn, gọi Khổng Minh bằng chú. Đây cũng là một trong những nhân vật hiếm hoi của Đông Ngô được Tam Quốc Diễn Nghĩa nhắc đến sau khi Gia Cát Lượng qua đời bên cạnh những cái tên như Khương Duy, Chung Hội, Đặng Ngải.
Rủi thay, vị Đô Đốc mang họ Gia Cát này lại được biết đến như một kẻ tài trí chẳng có, lại chuyên quyền độc đoán, cuối cùng bị Ngô chủ lúc đó là Tôn Lượng hợp mưu cùng Tôn Tuấn trừ đi. Nguyên nhân tại vì sao?
Giỏi việc dùng binh
Gia Cát Khác đã từng đem quân đánh Tân Thành suốt hai tháng, đến lúc tường thành sắp đổ thì bị quan giữ thành là Trương Đặc lừa. Trương Đặc sai người mang sổ sách đến dâng lên Khác, xin Khác tạm lui quân, vài ngày sau sẽ ra hàng. Có một điều rằng đánh Ngụy ở Đông Hưng là kế của Đinh Phụng, mà bị lừa ở Tân Thành là do sự "thật thà" của vị Đô Đốc Gia Cát Khác. Trước có Lỗ Túc, sau có Gia Cát Khác, La Quán Trung đã rất nhiều lần để các Đô Đốc của Đông Ngô "thật thà".
Một lần khác, khi Khác còn trẻ, bấy giờ Đan Dương là quận trọng yếu liền kề bốn quận Ngô, Cối Kê, Tân Đô, Bà Dương nhưng vì núi rừng liên tiếp nên người ở trong đó hay làm giặc cướp, không thể bắt hết được. Khác bèn xin với Quyền ra làm quan, "cho là ba năm thu tất được bốn vạn quân mang giáp". Mọi người đều cho là không thể, ngay cả cha Khác cũng nói Khác làm xấu mặt cả nhà.
Khi Khác đến đó liền "chia sai các tướng đem quân chặn chỗ hiểm, chỉ đóng giữ rào lũy, không ra giao tranh, đợi thóc lúa của địch sắp chín thì tung quân ra gặt hái, khiến cho địch không còn lúa giống. Lúa cũ đã hết, ruộng mới lại không gặt, dân thường ở yên, địch không vào cướp được, do đó dân trên núi đói khốn, dần dần ra hàng. Khác bèn hạ lệnh lại rằng: "Người trên núi bỏ điều ác theo giáo hóa, đều nên vỗ về, dời ra huyện ngoài, không được gây nghi ngờ, nếu có sẽ bắt giam".
Hay như việc quân Ngụy đánh Đông Ngô, Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng kể là do Tư Mã Sư nghe Tôn Quyền mất nên mới quyết định cất bảy vạn quân đánh Đông Hưng. Nhưng kỳ thực là do sau khi phò tá Tôn Lượng lên ngôi, Gia Cát Khác cho đắp đê lớn ở Đông Hưng, lại sai hai tòa thành liền núi ở hai phía trái phải. Quân Ngụy vì cảm thấy bị uy hiếp và lấn đất nên mới phạt Ngô.
Tam Quốc Diễn Nghĩa vì muốn tạo nên một hình mẫu phản diện của Gia Cát Khác nên mới không hề nhắc đến công lao của Khác, lại đem Khác biến thành một người "thật thà" dễ dàng bị lừa gạt, đem công lao phá Ngụy quy hết cho Đinh Phụng.
Tài đi với tật
Tam Quốc Chí kể, Khác từ nhỏ đã chứng tỏ tài trí hơn người, "được bái Kị Đô úy, giảng luận đạo học hầu bên Thái tử Đăng". Trong đó có câu chuyện nổi tiếng "Đặt tên cho lừa". Những chuyện thể hiện sự lanh lợi và tài biện bác của Khác rất nhiều. Có thể nói tài năng biện bác của Khác thật chẳng kém việc Khổng Minh khẩu chiến quần nho trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Chỉ là cũng chính vì tài năng được bộc lộ và công nhận quá sớm này là nguyên nhân ông phải chuốc họa diệt gia.
Gia Cát Khác tuy có cái tài của bậc cha chú, nhưng lại không có cái khiêm nhường của Gia Cát Cẩn, không có cái khéo léo của Gia Cát Lượng mà thất bại. Hậu thế chỉ nhắc đến một Hán Thừa Tướng Gia Cát Lượng, không phải là không có nguyên nhân vậy.
Người ta "yêu" thích Tam Quốc không chỉ về độ hoành tráng, những rối ren xảy ra trong việc tranh giành giang sơn, cái mà người ta thêm "yêu" Tam Quốc đó chính là tài quân sư, cầm quân, sự tính toán trong việc điều khiển binh lính, đó chính là cái "cốt" của Tam Quốc Diễn Nghĩa. Vì binh lính, nhân dân chính là gốc, giờ đây không chỉ trên phim ảnh, bạn có thể trực tiếp "vào vai" những vị anh hùng lẫm liệt Tam Quốc để điều khiến binh lính, xếp ra những đội hình thiện chiến nhất, giành lấy Tam Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người chết luôn phải che một tấm vải lên mặt? Câu trả lời vô cùng đơn giản nhưng ít người nghĩ tới
CLIP: Con khỉ nghịch ngợm, cầm rắn hổ mang chơi như thú cưng nhưng cái kết mới khiến người xem giật mình
CLIP: Sư tử cái 'to gan' tát sư tử đực và cái kết khiến người xem bất ngờ
Thân thế người đứng đầu trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu: Ba lần từ chối làm quan, tên tuổi vang dội cả Trung Quốc
Bà lão dọn dẹp nhà cửa tìm thấy cổ vật ngàn năm, bàng hoàng phát hiện gốc tích tổ tiên không hề tầm thường
CLIP: Đi lạc vào địa bàn của sư tử, ngựa vằn con chết thảm