Gia Cát Lượng rõ ràng bồi dưỡng Khương Duy làm người nối nghiệp, tại sao trước khi lâm chung lại đem quân quyền giao cho Dương Nghi?
Không phải Gia Cát Lượng, nhân vật bị La Quán Trung ‘dìm hàng’ này mới là thiên tài chính trị thời Tam Quốc / Gia Cát Lượng vừa mất, tại sao Lưu Thiện lại giết liền một lúc 3 vị đại thần? Sau này mới biết ông ấy không hề làm chuyện ngu ngốc!
Gia Cát Lượng chưa bao giờ nói sẽ để Khương Duy kế nhiệm mình, Khương Duy vốn dĩ là lang tướng trong quận Thiên Thủy của Tào Ngụy. Tới năm Thục Kiến Hưng thứ 6 (năm 228), quân Gia Cát Lượng tới Kỳ Sơn, do khi ấy bị quận thủ Tào Ngụy bỏ rơi, Khương Duy đã đầu hàng chính quyền Thục Hán. Từ đó, Khương Duy làm việc dưới trướng của Gia Cát Lượng, đương nhiên ông cũng được Gia Cát Lượng vô cùng trọng dụng, từ một tên bại tướng đầu hàng, cho tới chức Thương Tào Viện, Phụng nghĩa tướng quân, Dương đình hầu, cho tới chức Trung giám quân, Chinh Tây tướng quân khi Gia Cát Lượng qua đời.
Khương Duy là một vị tướng tài nhưng không phải là đối tượng mà Gia Cát Lượng đánh giá cao để trở thành người kế nhiệm cho mình.Nhưng Gia Cát Lượng chưa bao giờ nói để Khương Duy làm người kế nhiệm mình. Thực ra, sở dĩ mọi người có suy nghĩ như thế hoàn toàn là do chịu ảnh hưởng bởi tiểu thuyết "Tam Quốc Diễn Nghĩa". Trong đó, Gia Cát Lượng quả thực đã tốn khá nhiều tâm sức để thu phục Khương Duy, sau khi Khương Duy đầu hàng, Gia Cát Lượng đã kéo tay Khương Duy nói: “Ôi dào, từ khi ta ra ngoài hành sự tới giờ, ta đã tìm hiền tài khắp nơi trong thiên hạ để chuẩn bị truyền thụ tất cả những gì cả đời mình học được cho người đó, nhưng mãi mà không tìm được ai. Hôm nay gặp được ngươi, tâm nguyện của ta cũng coi như đã đạt được rồi”. Khương Duy nghe xong đương nhiên vô cùng cảm động.
Khương Duy khi về già (trong phim).
Người mà Gia Cát Lượng lựa chọn làm người kế nhiệm của mình đương nhiên phải là người phái Hình Châu. Phái Hình Châu có thể hiểu là những người hoặc đoàn thể biết võ công xuất thân từ khu vực Hình Châu. Đây là quyết định bởi cơ cấu chính trị của chính quyền Thục Hán, không bị thay đổi bởi ý chí con người. Sau khi những nguyên lão ở phương bắc như Quan Vũ, Trương Phi, Tôn Càn, Giản Ung, My Trúc qua đời, nhân lực của chính quyền Thục Hán ngày càng thưa thớt, lèo tèo vài người, thế lực chính trị nội bộ chủ yếu được tạo nên bởi 3 phần: một là phái Hình Châu, hai là phái Đông Châu, ba là phái Ích Châu.
Phái Đông Châu là tên gọi những người bên ngoài từ Trường An và khu vực Tam Phổ lưu vong tới Ích Châu, chủ yếu là thế lực thời Lưu Chương. Sau khi Lưu Bị vào khu vực Xuyên thì bị Lưu Bị tịch thu hết, trở thành một thế lực chính trị của Thục Hán. Trong đó có Lý Nghiêm, Pháp Chính, Mạnh Đạt,... Phần thế lực chính trị này ở trạng thái lôi kéo.
Trong "Tưởng Uyển Truyện" có ghi chép, năm Kiến Hưng thứ 5, Gia Cát Lượng gia nhập nhà Hán, Tưởng Uyển và Trưởng sử Trương Duệ ở lại giúp ông lo việc trong tướng phủ. Năm Kiến Hưng thứ 8, thay thế Trương Duệ đảm nhiệm chức Trưởng sử, còn được gia phong làm phù quân tướng quân. Nhiều lần Gia Cát Lượng chinh chiến ở bên ngoài, Tưởng Uyển thường chuẩn bị đầy đủ lương thực và vũ khí để cung ứng cho tiền tuyến.
Thêm vào đó, Tưởng Uyển ở hậu phương xử lý đủ các sự vụ, có lẽ cũng thường xuyên tiếp xúc với hậu chủ Lưu Thiện, Tưởng Uyển nhận được nhiều sự tín nhiệm và tán dương từ hậu chủ Lưu Thiện và Gia Cát Lượng. Ngược lại, nhìn về Khương Duy gia nhập nhà Thục 6 năm, luôn ở tiền tuyến đi theo tác chiến học tập, cũng có rất nhiều ghi chép về biểu hiện của Khương Duy trong 6 năm này, có thể nói là công lao lập được khá ít nên quân quyền mới không giao cho Khương Duy.
Sau khi Gia Cát Lượng chết, Dương Nghi tạm thời nắm giữ binh quyền, quyết định rút quân. Khương Duy phụ trách cắt đuôi phía sau, Ngụy Diên muốn đi đánh Tào Ngụy thì cứ để hắn đi, đây chính là di mệnh của Gia Cát Lượng trước khi qua đời. Đối với Tưởng Uyển, Gia Cát Lượng nói ông là: “Vũ khí của xã tắc, là nhân tài hiếm có”. Có thể thấy sự đánh giá cao và trọng dụng đối với ông. Tuy năng lực của Dương Nghi cũng rất nổi trội nhưng ông không thích hợp để làm chủ là tướng, chỉ có thể làm những công việc cụ thể. Gia Cát Lượng từng gửi thư mật cho Lưu Thiện: “Nếu như thần có xảy ra chuyện gì, quân quốc đại sự có thể giao toàn bộ cho Tưởng Uyển”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán