Không phải Từ Hi hay Phổ Nghi, 1 nhân vật tham ngang Hòa Thân đã khiến nhà Thanh tận diệt
Chuyện thú vị về 'quỹ đen' của các hoàng đế / NASA lại 'bịa chuyện' về người ngoài hành tinh trên sao hỏa?
Là vương triều phong kiến cuối cùng của lịch sử Trung Hoa, giai đoạn trị vì của Thanh triều đã từng có thời kỳ đạt tới đỉnh cao thịnh trị, nhưng cũng đã từng trải qua không ít thời khắc nguy nan kể từ khi bắt đầu trượt dài trên đà diệt vong.
Nói về sự tiêu vong của vương triều này, có ý kiến cho rằng người phải chịu trách nhiệm trực tiếp chính là những nhân vật vô năng đại diện cho tầng lớp thống trị thời bấy giờ, mà tiêu biểu là Từ Hi, Phổ Nghi.
Tuy nhiên theo quan điểm của tờ báo Sohu (Trung Quốc), người trực tiếp đặt dấu chấm hết cho đế nghiệp của gia tộc Ái Tân Giác La thực chất lại là một nhân vật kín tiếng khác.
Người này thậm chí đã vì tiền tài mà trực tiếp 'bán' đi cơ nghiệp ngàn đời của chính vương triều Mãn Thanh năm xưa.
Sự sụp đổ của vương triều nhà Thanh: Không thể quy tội cho một mình Từ Hi hay Phổ Nghi
Đề cập tới sự diệt vong của Thanh triều, hầu hết các ý kiến đều cho rằng nguyên nhân chủ yếu đến từ tầng lớp thống trị vô năng thời bấy giờ với chế độ quản lý mục ruỗng, thối nát.
Thậm chí có ý kiến còn thẳng thắn đưa ra nhận định, Thanh triều đã tự đặt dấu chấm hết cho hậu vận của mình bởi sự tự cao, tự mãn.
Theo đó, vương triều này đã từng có giai đoạn đạt tới đỉnh cao thịnh trị trong thời kỳ 'Khang – Càn thịnh thế'.
Cũng bởi vậy mà giai cấp thống trị thời bấy giờ dần nảy sinh tâm lý tự mãn, cho rằng các thế lực bên ngoài không thể vượt mặt mình, từ đó từ chối việc học tập các kỹ thuật tiên tiến từ nước ngoài, đồng thời tiến hành bế quan tỏa cảng.
Chính cách làm tiêu cực nói trên đã khiến một vương triều vốn lớn mạnh dần trở nên tụt hậu, thua kém.
Chân dung của Từ Hi Thái hậu (bên trái) và Hoàng đế Phổ Nghi.
Bên cạnh hai tác nhân kể trên, đa số các ý kiến đều cho rằng người phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho sự diệt vong của vương triều Mãn Thanh phải kể tới hai nhân vật nổi bật trong giai cấp thống trị vào thời hậu kỳ. Đó chính là Từ Hi Thái hậu và Hoàng đế Phổ Nghi.
Vào cuối thời nhà Thanh, Hoàng đế gần như không được nắm thực quyền. Bởi mọi quyền hành lúc bấy giờ đều đã bị thâu tóm trong tay của một người phụ nữ - Từ Hi Thái hậu.
Tuy nhiên đánh giá về vai trò và trách nhiệm của vị Thái hậu này dưới cương vị của một người đứng đầu vương triều, hầu hết các ý kiến đều cho rằng chính sự phung phí, bảo thủ và độc đoán của bà đã khiến Thanh triều càng thêm trượt dài trên đà diệt vong.
Hình minh họa (Nguồn Internet).
Bên cạnh đó, cũng có học giả cho rằng, vương triều nhà Thanh từ sớm đã xuất hiện các vấn đề nghiêm trọng trên nhiều phương diện.
Tuy nhiên việc những vấn đề tồn đọng này không được giải quyết đã dần trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là tới giai đoạn trị vì của vị Hoàng đế cuối cùng là Phổ Nghi.
Việc quốc gia đại sự bị Từ Hi hủy hoại, thêm vào đó Phổ Nghi lại không có khả năng giải quyết các vấn đề tồn đọng từ trước đó. Chính điều này đã khiến cho nhiều người cho rằng hai nhân vật nói trên mới là tội nhân khiến Thanh triều sụp đổ.
Tuy nhiên cũng có học giả đặt ra câu hỏi: Tại sao những vấn đề tồn đọng đều từng có tiền lệ xuất hiện ở các triều đại trước đó, nhưng tới giai đoạn Phổ Nghi cầm quyền thì lại trở thành nguyên nhân mất nước.
Theo lý giải của Sohu, kết cục của Thanh triều không chỉ là vấn đề thuộc về trách nhiệm của một mình Từ Hi hay Phổ Nghi.
Trên thực tế, nguyên nhân sâu xa khiến đế nghiệp nhà Ái Tân Giác La bị tận diệt lại đến từ một nhân vật kín tiếng khác. Đó chính là một vị thân vương tiêu tiền như rác, tham ô không kém Hòa Thân – Dịch Khuông
'Tội nhân' thực sự trực tiếp đặt dấu chấm hết cho cơ nghiệp của gia tộc Ái Tân Giác La
Tranh chân dung Ái Tân Giác La Dịch Khuông. (Ảnh: Nguồn Baidu).
Dịch Khuông (1838 - 1917), là chắt của Hoàng đế Ung Chính và cũng là một trọng thần của Thanh triều trong giai đoạn hậu kỳ.
Con đường quan lộ của Dịch Khuông năm xưa có thể nói là vô cùng thuận lợi. Dù cho vị thân vương này không được đánh giá là một người có năng lực hay trình độ văn hóa.
Vào cuối thời nhà Thanh, Từ Hi từng vô cùng tín nhiệm Dịch Khuông, thậm chí còn thường xuyên cùng ông tâm sự, giao cho ông rất nhiều việc quốc gia đại sự.
Mặc dù sở hữu trình độ văn hóa không cao, nhưng Dịch Khuông lại có tài viết chữ hết sức xuất sắc. Bởi vậy mà ông được vị Lão Phật gia đương triều hết lòng tán thưởng.
Có được sự yêu thích và che chở từ Từ Hi, hơn nữa lại là người biết đối nhân xử thế, Dịch Khuông ở chốn quan trường có thể xem như cá gặp nước.
Thế nhưng dù sở hữu tính cách khéo léo đưa đẩy, vị thân vương này lại luôn bị Phổ Nghi xem là người sẽ hủy đi cơ nghiệp của Thanh triều.
Trên thực tế, quan điểm của Phổ Nghi cũng không phải là không có lý do. Bởi Dịch Khuông lúc sinh thời nổi tiếng là người yêu tiền tài như sinh mệnh.
Sinh thời, Dịch Khuông là một trong những thân vương có ảnh hưởng lớn nhất trong giai đoạn cuối của vương triều nhà Thanh. (Ảnh: Nguồn Baidu).
Tới cuối thời nhà Thanh, ngân khố ngày càng cạn kiệt, Dịch Khuông tuy là trọng thần nhưng chưa bao giờ có ý nghĩ san sẻ gánh nặng cho quốc gia mà chỉ chăm chăm hốt bạc vào túi riêng của mình.
Vậy rốt cuộc vị thân vương này sùng bái tiền bạc tới mức độ nào?
Sử sách ghi lại, Dịch Khuông năm xưa từng lợi dụng địa vị của mình để tiến hành mua quan bán chức. Thái độ coi thường chế độ khoa cử của ông đã khiến cho chức quan thời bấy giờ trở thành món hàng được mua bởi những kẻ có tiền nhưng bất tài, vô dụng.
Hơn nữa, thực trạng mua quan bán chức này đã gây ra vô số tác động tai hại đối với thực lực quốc gia, cũng khiến cho triều đình Mãn Thanh càng lúc càng trở nên hủ bại.
Tương truyền rằng vào năm 70 tuổi, Dịch Khuông tổ chức một đại lễ mừng thọ vô cùng long trọng. Đây thực chất là thời cơ để ông hốt bạc từ những kẻ nịnh nọt muốn mua quan bán chức.
Năm ấy, các địa khu cống nạp về vương phủ của Dịch Khuông vô số ngọc ngà châu báu, người tới biếu xén cũng xếp thành hàng dài, mà Dịch Khuông thậm chí còn nhận hối lộ lên tới 50 vạn lượng bạc trắng, đó là còn chưa kể tới giá trị của các lễ vật khác.
Mặc dù đều là những tham quan sùng bái tiền bạc, nhưng có ý kiến cho rằng Dịch Khuông vẫn không thể so sánh với Hòa Thân năm nào. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).
Có ý kiến cho rằng, việc làm của Dịch Khuông với Hòa Thân năm xưa vô cùng giống nhau. Thế nhưng bản thân vị thân vương này lại vĩnh viễn không thể so sánh với tham quan họ Hòa.
Bởi lẽ, Hòa Thân xuất thân là người có tài hoa, hơn nữa mặc dù tham tiền nhưng vẫn hết lòng trung thành với vương triều. Trong khi đó, Dịch Khuông ngay cả trong lúc quốc gia nguy nan thì vẫn chỉ lo vơ vét cho đầy túi tiền của mình.
Cũng xuất phát từ sự sùng bái tiền bạc, Dịch Khuông tuy là một thành viên của hoàng tộc Ái Tân Giác La nhưng đã nhanh chóng bị Viên Thế Khải mua chuộc. Để rồi sau cùng, chính ông là người đã cấu kết với các triều thần, thuyết phục Long Dụ Thái hậu ra mặt đại diện viết bản chiếu thư thoái vị cho Phổ Nghi.
Kết quả là tới tháng 2 năm 1912, chiếu thư thoái vị chính thức được công bố. Cơ nghiệp của Thanh triều do hoàng tộc Ái Tân Giác La gây dựng cuối cùng cũng đã trực tiếp bị hủy hoại trong tay của thân vương ham tiền tài là Dịch Khuông.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ