Không phải vì Tào Tháo đa nghi, đây mới là lý do chính khiến Hoa Đà mất mạng: Người thời nay nên biết để tránh họa hại thân
Lương Sơn Ngũ hổ tướng và Tam Quốc Ngũ hổ tướng, bên nào lợi hại hơn? / Vị tướng dũng mãnh không kém Quan Vũ, Trương Phi nhưng trước giờ không được Lưu Bị trọng dụng, bỏ qua một cơ hội thống nhất thiên hạ
Hoa Đà tên tự là Nguyên Hoá, người huyện Tiêu, nước Bái. Ông là phương sĩ, thầy thuốc cuối thời Đông Hán. Hoa Đà và Đổng Phụng, Trương Trọng Cảnh được xưng tụng là "Kiến An tam thần y". Ông cùng với Biển Thước, Trương Trọng Cảnh và Lý Thời Trân được xem là 4 đại danh y của Trung Quốc cổ đại.
Theo "Tam quốc diễn nghĩa" và truyền thuyết dân gian, Tào Tháo mắc bệnh đau đầu nên cho mời Hoa Đà đến chữa trị cho mình. Hoa Đà đề nghị Tào Tháo làm phẫu thuật mở sọ, mổ đầu để lấy ra ổ bệnh là có thể hết bệnh.
Đáng tiếc Tào Tháo vốn tính đa nghi, ông cho rằng Hoa Đà muốn sát hại mình, cho nên không những không đồng ý làm phẫu thuật, còn giết chết Hoa Đà, ngay cả Giả Hủ khuyên can cũng vô ích.
Liệu có phải vì Hoa Đà đã thực sự động chạm đến điều kiêng kỵ của Tào Tháo nên mới bị giết?
1. Sự ngờ vực của Tào Tháo
Việc Tào Tháo mắc bệnh đau đầu là thật, trong "Hậu Hán thư. Phương thuật liệt truyện" và "Tam quốc chí. Nguỵ thư. Phương kỹ truyện" đều có ghi chép, Tào Tháo mắc "phong tật" nghiêm trọng, có gọi Hoa Đà đến chữa bệnh.
Tay nghề châm cứu của Hoa Đà cao siêu, chỉ một vài mũi kim đã làm dịu được cơn đau đầu của Tào Tháo. Nhưng Hoa Đà không hoàn toàn chữa khỏi được cho Tào Tháo.
Ông cho rằng bệnh của Tào Tháo rất khó để trị tận gốc, chỉ có thể điều trị lâu dài mới có thể đảm bảo không phát tác.
Hình ảnh Tào Tháo và Hoa Đà trên phim.
Sau khi chữa bệnh được một khoảng thời gian, Hoa Đà vô cùng nhớ gia đình nên xin Tào Tháo cho nghỉ, nói rằng mình muốn về nhà lấy thuốc, nhưng sau khi về nhà lại không muốn trở lại, liên tục báo với Tào Tháo rằng vợ mình mắc bệnh.
Tào Tháo nhiều lần viết thư tìm Hoa Đà, ông vẫn cứ từ chối quay về bên cạnh Tào Tháo. Cuối cùng, Tào Tháo cũng nổi cơn thịnh nộ, phái người đi điều tra xem rốt cuộc vợ của Hoa Đà có mắc bệnh hay không, nếu mang bệnh thật thì sẽ ban cho Hoa Đà được nghỉ thêm, nếu là giả thì sẽ bắt Hoa Đà tống vào ngục.
Vậy là Hoa Đà bị bắt, Tào Tháo cho tra tấn Hoa Đà dã man và xử tội chết.
2. Lời khuyên can của Tuân Úc
Trong lịch sử, người khuyên can Tào Tháo tha cho Hoa Đà thật ra là Tuân Úc. Tuân Úc nói Hoa Đà có y thuật cao siêu, nên tha cho ông một lần. Thế nhưng Tào Tháo đã nói: Không phải lo, lẽ nào thiên hạ chỉ có Hoa Đà mới chữa được bệnh cho ta sao?
Sau khi Hoa Đà chết, chứng đau đầu của Tào Tháo không thể chữa được. Ông ta vẫn nói ngang rằng: Chỉ có Hoa Đà mới chữa được bệnh của ta, nhưng lão già đó muốn nhân cơ hội chữa bệnh cho ta để nâng cao bản thân, cho dù ta không giết hắn, hắn cũng sẽ không chữa khỏi bệnh cho ta.
Mãi tới về sau, khi đứa con trai yêu quý Tào Xung của mình qua đời vì bệnh tật, Tào Tháo mới thốt lên rằng: Ta hối hận vì đã giết Hoa Đà, hậu quả là hại con trai ta cũng chết theo.
Tuy nhiên trên thực tế, nguyên nhân cái chết của Hoa Đà sau khi được điều tra lại cho thấy nó không giống như "Tam Quốc diễn nghĩa" và dân gian lưu truyền.
Hoa Đà bị giết không phải vì muốn làm phẫu thuật cho Tào Tháo, mà do ông không chữa khỏi hoàn toàn được căn bệnh đau đầu cho người đứng đầu tập đoàn Tào Ngụy, lại không chịu ở bên chữa trị cho Tào Tháo, cho nên mới rước phải hoạ sát thân.
Theo ghi chép trong "Hậu Hán thư" và "Tam quốc chí", nguyên nhân thật sự của việc Tào Tháo giết Hoa Đà, đó là vì ông ta cho rằng Hoa Đà kiêu căng tự phụ, rõ ràng có thể chữa khỏi cho mình nhưng lại cố tình không làm thế.
Tào Tháo cho rằng dù không giết Hoa Đà, ông ta cũng sẽ không giúp mình chữa khỏi bệnh, vì thế nên Hoa Đà không còn đường sống.
Trong tình huống này, quả thật cách làm của Tào Tháo đã thể hiện đúng quan điểm "Thà ta phụ thiên hạ chứ không để thiên hạ phụ ta" của ông ta trong "Tam quốc diễn nghĩa".
3. Tính cách của Hoa Đà
Kẻ bá chủ thiên hạ như Tào Tháo vốn ôm khát vọng quyền lực lớn, không thể nhẫn nhịn được việc có người không tuân theo ý của ông ta.
Trong "Thế thuyết tân ngữ" có một đoạn ghi chép về việc Tào Tháo giết ca kỹ. Tào Tháo từng có một ca kỹ sở hữu giọng ca véo von thánh thót, kỹ thuật hát vô cùng cao.
Nhưng người này lại vô cùng có cá tính, phải vui mới chịu hát. Tào Tháo muốn giết cô ta nhưng lại không nỡ. Vậy là ông chọn ra một trăm cô gái khác, mời người dạy họ ca hát. Khi đã đào tạo ra ca kỹ có trình độ tương đương, Tào Tháo lập tức giết chết ca kỹ kiêu ngạo kia.
Chứng bệnh đau đầu của Tào Tháo, một khi phát tác sẽ khiến trong người rất bực bội. Hoa Đà về nhà rồi không chịu quay lại, chắc chắn đã khiến Tào Tháo nổi trận lôi đình.
Nhất là vào năm Kiến An thứ 23, từng có tiền lệ thái y Cát Bản mưu phản; khi phát hiện vợ của Hoa Đà không mang bệnh, Tào Tháo hiển nhiên sẽ nghĩ, liệu có phải Hoa Đà cũng là một phần tử âm mưu tạo phản không. Nếu như ông không muốn giúp ta chữa bệnh, vậy thì ta sẽ giết ông.
Tuy y thuật của Hoa Đà vô cùng cao siêu nhưng lại không hề khôn khéo trong việc đối nhân xử thế, đặc biệt là trong cách ứng xử với một người thống trị như Tào Tháo. "Hậu Hán thư" có nói Hoa Đà "vi nhân tính ác nan đắc ý", ý chỉ Hoa Đà có tính cách gàn dở, khó hoà hợp với người khác.
Vả lại, tuy y thuật của Hoa Đà cao siêu nhưng ông thường bất mãn với nghề, cảm thấy nhục nhã vì cho rằng, mình thân là phần tử trí thức lại phải đi hành nghề chữa bệnh mưu sinh - một công việc vốn bị xem nhẹ thời bấy giờ.
Theo trang Qulishi, Hoa Đà chết là do ông không khôn khéo, không biết đoán ý người khác, không tinh tế đặt mình vào vị trí của người khác để mà nhận ra rằng Tào Tháo đã ở đứng bờ vực bùng nổ để rồi đưa ra một quyết định vô cùng sai lầm là từ chối chữa bệnh cho người đứng đầu tập đoàn Tào Ngụy.
Cái chết của Hoa Đà, dĩ nhiên một phần là do "căn bệnh" đa nghi của Tào Tháo quá nghiêm trọng nhưng xét cho cùng, nguyên nhân chính khiến ông phải bỏ mạng chính là không hiểu một đạo lý: Gần vua như gần hổ, không đủ khôn ngoan khéo léo sẽ phải chịu thiệt thân, tự tìm đường chết.
Lời bình
Thế mới thấy, sống ở trên đời, nhất định đừng bao giờ tự coi mình là quan trọng nhất, đừng làm mình làm mẩy và quan trọng hơn cả là đừng quá tùy tiện làm theo ý mình mà thiếu cân nhắc, nhìn nhận, đánh giá tình hình xung quanh.
Sự khôn ngoan, khéo léo, dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào cũng mang lại nhiều lợi ích. Nếu Hoa Đà có thể ứng xử mềm mỏng và khôn ngoan hơn, biết mình biết ta, biết rõ người trên mình là ai, có lẽ ông đã không đưa ra quyết định kiếm cớ để tránh mặt Tào Tháo để rồi phải trả giá bằng cái chết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?