Khám phá

Không thể ngờ người Babylon đã có bảng công thức lượng giác 3.700 tuổi!

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện một bảng công thức lượng giác viết trên đất sét có niên đại 3.700 năm của người Babylon xưa kia.

Lịch sử 7 kỳ quan thế giới cổ đại: Vườn treo Babylon có thật sự tồn tại? / Bằng chứng rùng mình về đôi mắt "thần thánh" nhìn xuyên vạn vật

Bảng công thức trên tấm đất sét 3.700 tuổi

Bảng công thức trên tấm đất sét 3.700 tuổi

Theo tờ Science Alert, tấm đất sét Plimpton 322 được tìm thấy ở khu vực bây giờ là miền nam Iraq thuộc về người Babylon xưa kia.

Nhóm các nhà nghiên cứu tới từ Đại học New South Wales, Úc, đã phân tích giải mã những phép tính viết trên tấm đất sét cho thấy phương pháp tính các giá trị lượng giác của Babylon rất khác lạ, họ đã đi trước người Hy Lạp cổ đại tới hơn 1.000 năm.

Daniel Mansfield, một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết tấm đất sét Plimpton 322 mô tả hình dạng các tam giác vuông bằng cách sử dụng một loại lượng giác mới dựa trên tỷ lệ chứ không phải là các góc và hình tròn.

Ông nói: "Đây là công trình toán học độc đáo thể hiện trí tuệ thiên tài không thể ngờ".

Các chuyên gia cho rằng trên tấm đất sét là danh sách các bộ ba số Pytago phù hợp với các mô hình lượng giác để tính toán các cạnh của một tam giác vuông.

Họ cũng phỏng đoán rằng các nhà toán học cổ đại đã sử dụng bảng tính đó để tính toán và xây dựng các cung điện, đền thờ và kênh rạch.

Theo các chuyên gia hệ thống mà người Babylon sử dụng để giải quyết các vấn đề toán học và hình học, các bảng lượng giác của họ có tính chính xác cao hơn nhiều so với người Hy Lạp.

Toán học Babylon sử dụng hệ thập lục phân (60) chứ không dùng hệ thập phân như chúng ta ngày nay.

Sử dụng hệ thập lục phân có phần chính xác hơn hệ thống thập phân do ít phải làm tròn.

 

Theo Hoàng Dung/infonet.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm