Khu rừng gỗ quý 'bất khả xâm phạm' của Việt Nam: Được bao bọc bằng tường ngăn 5km trị giá gần 30 tỷ
Đang cày ruộng, người nông dân phát hiện thùng gỗ, bên trong chứa vật thể làm cả làng bủn rủn chân tay / Ông lão vô tình nhặt được mảnh gỗ đen, ai ngờ lại là 'chìa khóa' dẫn đến kho báu 300 tỷ
Khu rừng Đăk Uy nằm ở vị trí cách Đăk Hà (Kon Tum) 5km về phía Bắc, ẩn mình sau những dãy núi đồ sộ là nơi có diện tích lên tới 538ha,. Ngoài những loài động, thực vật quý hiếm nằm trong danh mục cấm khai thác của Sách Đỏ Việt Nam thì nơi đây còn cực kì nổi tiếng vì sở hữu quần thể gỗ trắc tự nhiên có độ tuổi nhiều chục năm và khoảng 2500 cây được trồng thêm. Quần thể này quý hiếm đến mức các chuyên gia gọi nó là khu rừng trắc quý nhất Việt Nam.
>> Xem thêm: Phát hiện gây sốc khi kiểm tra 13 con cá mập sống ở vùng ven biển Brazil
Gỗ trắc là một trong những loại gỗ quý nhất trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Loại này thuộcnhóm IIA, tên khoa học là Dalbergia cochinchinensi. Gỗ trắc có nguồn gốc từ các nước Đông Dương , rộng ra là khu vực Đông Nam Á, có phần thớ gỗ cực kì tinh tế và mịn màng,tỷ trọng lớn, gỗ bền chắc, chống mối mọt và chịu được thời tiết khắc nghiệt. Cây gỗ trắc sinh trưởng chậm và khi trưởng thành sẽ có đường kính thân cây xấp xỉ 1m, cao tới 25m. Giá gỗ trắc có thể lên đến 10 triệu đồng/kg hoặc hơn tùy loại và số tuổi, kích cỡ.
Chính vì có giá trị lớn nên quần thể trắc quý hiếm ở rừng Đăk Uy không tránh khỏi sự nhòm ngó của các nhóm lâm tặc. Theo Người Lao Động, Ban Quản lý rừng Đăk Uy đã tiến hành nhiều biện pháp bảo vệ bao gồm lập chốt canh bảo vệ, tăng cường tuần tra, làm hàng rào. Đặc biệt, UBND tỉnh Kon Tum còn duyệt chi 27 tỷ đồng để xây dựng bức tường gạch quấn thép gai bao quanh khu rừng dài 5 mét, biến nơi đây thành khu vực gần như "bất khả xâm phạm" đối với lâm tặc.
>> Xem thêm: Phát hiện đường hầm 13.000 năm tuổi, 'thế lực' xây dựng không phải con người
Cẩn thận hơn nữa, nhân viên trông coi rừng còn quấn kẽm gai, tôn quanh các cây gỗ trắc lớn, thắp điện, lấy đĩa DVD, gương soi gắn vào thân cây để khi chiếu đèn vào mỗi buổi tối sẽ có ánh sáng phản chiếu báo hiệu cây vẫn còn đứng. Ngay cả 161 cây gỗ trắc đã chết khô tại đây cũng đang được bảo vệ nghiêm ngặt. Thậm chí, kiểm lâm còn mắc võng giữa rừng 24/24 giờ để canh giữ, báo Thanh Niên cho biết. Được biết, bình quân một kiểm lâm viên hiện nay ở Kon Tum quản lý khoảng 10.000 ha rừng còn tại rừng đặc dụng Đắk Uy rộng gần 600 ha nhưng có tới hơn 20 kiểm lâm.
>> Xem thêm: Tiết lộ mức lương của ngũ hổ tướng nhà Thục Hán: 'Xách dép' cho ngũ tử lương tướng của Tào Tháo, con số gây choáng
Người bảo vệ lâu năm tại rừng Đăk Uy tên Nguyễn Đức Hà chia sẻ với báo Người lao động rằng: "Cánh rừng chỉ hơn 500 ha nhưng có đến 40 người thường xuyên canh giữ cả ngày lẫn đêm. Nhất là vào mùa mưa trời rất tối, mưa liên tục nên lâm tặc càng manh động hơn. Khi đó, cứ chừng 20 phút là anh em phải đi tuần một lần".
>> Xem thêm: Thời cổ đại, anh họ cưới em họ là phổ biến, nhưng hiếm khi sinh ra những đứa trẻ dị tật? Tại sao?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ