Khu trưng bày khảo cổ học dưới lòng đất "độc nhất vô nhị" của Tòa nhà Quốc hội Việt Nam
Những quốc gia có đường bờ biển dài nhất thế giới / Bánh xà phòng đắt nhất thế giới có gì đáng chú ý?
Điểm "độc nhất vô nhị" của Toà nhà Quốc hội Việt Nam chính là khu trưng bày khảo cổ học rộng tới 3.700 m², nằm dưới tầng hầm có độ sâu từ 7m đến 13m. Cuộc khai quật năm 2008 – 2009 ngay tại vị trí của tòa nhà đã phát hiện 140 di tích cùng hàng chục ngàn di vật khảo cổ của nhiều thời kỳ nằm chồng xếp lên nhau. Đây là minh chứng cho thấy toà Nhà Quốc hội nằm ở vị trí Tây Nam của cấm thành Thăng Long xưa. Với sự chỉ đạo trưng bày của hàng chục Giáo sư, PGS.TS đầu ngành về khảo cổ, cùng sự tư vấn thiết kế từ những chuyên gia hàng đầu thế giới, khu trưng bày dưới lòng đất của Nhà Quốc hội hiện đang là nơi có bố cục, ánh sáng, âm nhạc sáng tạo và ấn tượng hàng đầu Việt Nam. Những giá trị tiêu biểu và đặc sắc nhất của các loại hình di tích được giới thiệu ở 2 tầng hầm: Tầng hầm 2: Thời kỳ Tiền Thăng Long (Thế kỷ 7-10); Tầng hầm 1: Thời kỳ Thăng Long (Thế kỷ 11-18)
Bước chân xuống tầng hầm 2, hình ảnh đầu tiên là tranh tường Bình minh Thăng Long được ghép từ hàng ngàn mảnh gạch ngói vỡ khai quật được tại khu di tích. Tầng hầm 2 có diện tích gần 2000 m2, là nơi trưng bày những phát hiện khảo cổ thời kỳ Tiền Thăng Long, thời kỳ trước khi xây dựng Kinh đô Thăng Long, gồm thời Đại La (thế kỷ 7-9) và thời Đinh - Tiền Lê (thế kỷ 10).
Thời Đại La, các công trình kiến trúc đã được xây dựng khá công phu và hiện đại, từ hệ thống cột gỗ được chôn sâu và làm hố móng chống lún, cho đến mái ngói âm dương bên trên. Tuy nhiên, một điểm nhấn không thể bỏ qua là hai loại gạch tiêu biểu. Gạch chữ nhật: được dùng để làm nền, thành giếng, đường đi. Gạch vuông: lát nền nhà, lát sân. Đây là loại gạch lớn và thường được trang trí tỉ mỉ, trong đó có loại in nổi hình hoa sen hoặc hình cá sấu bơi trong sóng nước.
Khi khai quật trong cùng độ sâu của tầng văn hoá Đại La, nhiều loại ngói lợp thân mái, diềm mái hay bờ nóc cùng các tượng linh thú trang trí trên mái đã được tìm thấy. Đến thời Đinh - Tiền Lê, các nhà khảo cổ cũng phát hiện nhiều bộ mái được lợp ngói đất nung màu đỏ.
Bộ ngói lợp hoàn chỉnh cùng tượng linh thú trang trí. Trong thời kỳ này, nhiều đồ chơi dân gian của trẻ em cũng được tìm thấy. Đó là những tượng nhỏ tạo hình con voi, hình sư tử, hay những chú chó ngộ nghĩnh cùng các viên bi và tu huýt được làm từ đá, đất nung, gốm sứ.
Tầng hầm 1 - Thời kỳ Thăng Long là mặt bằng kiến trúc rộng 1700 m2 được trình diễn bằng hệ thống 42 đèn cột sáng cực kỳ hiện đại, gợi mở về 42 cột gỗ to lớn của công trình kiến trúc cung điện thời Lý. Đây là nơi giới thiệu các di tích, di vật từ thời Lý, Trần, Lê được trưng bày và thể hiện với trình diễn Mapping, Media, đồ hoạ và ánh sáng hiện đại bậc nhất Việt Nam hiện nay.
Trong số nhiều di vật thời Trần đã được tìm thấy, rất đáng chú ý là một miệng giếng bằng đất nung, xung quanh trang trí nổi hình rồng với những đường nét rất tinh xảo, mang đặc trưng của nghệ thuật thời Trần.
Ở thời Lý, các loại ngói lợp mái phổ biến được gắn hình lá đề và trang trí hình rồng, phượng với đường nét cực kỳ khéo léo và mang tính nghệ thuật cao. Đây là loại ngói độc đáo nhất trong khu vực châu Á, mang bản sắc riêng của nghệ thuật kiến trúc cổ Việt Nam thời này.
Với hàng ngàn di vật khảo cổ của nhiều thời kỳ, khu trưng bày dưới lòng đất đã góp một phần khiến toà Nhà Quốc hội - biểu tượng cho sự tập trung ý chí của toàn dân Việt Nam - là một trong những kiến trúc độc đáo nhất thế giới và thực sự là điểm tham quan bạn không nên bỏ lỡ. Bạn có thể vào website https://bit.ly/33C9JE9 để đăng ký nhé! Và một điều nữa bạn cũng không được để lỡ, ngày bầu cử 23/5 – ngày mà bạn sử dụng quyền công dân của mình để bỏ phiếu chọn ra những người tài đức : đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Trong 'Tây Du Ký', đây là 5 người không có đối thủ khắp Tam giới, Phật Như Lai và Ngọc Hoàng đều không có tên trong danh sách
CLIP: Cuộc đụng độ kịch tính giữa sói đồng cỏ và báo sư tử, màn quyết chiến căng thẳng đến phút cuối