Thế giới kỳ bí của quỷ Tasmania, “sát thủ” có túi lớn nhất thế giới
Là loài thú có túi ăn thịt lớn nhất thế giới, quỷ Tasmania từng là nỗi ám ảnh rất lớn đối với những người yêu thích thiên nhiên hoang dã tại Australia, bởi chúng không chỉ rất hung dữ, mà còn liên tục phát ra những tiếng kêu rùng rợn.
Những hình ảnh động vật cũng rũ rượi như người say khiến ai nhìn thấy cũng phải ôm bụng cười / 12 bức ảnh vui chứng minh động vật cũng có thể làm được những điều không tưởng

Quỷ Tasmania có danh pháp khoa học Sarcophilus harrisii, là một loài thú có túi, ăn thịt thuộc họ Dasyuridae, sinh sống chủ yếu ở đảo Tasmania (Australia). Vào năm 1936, chúng đã trở thành loài thú có túi ăn thịt lớn nhất thế giới sau khi loài chó sói Tasmania bị tuyệt chủng.

Quỷ Tasmania trưởng thành có kích thước bằng một con chó nhỏ với trọng lượng trung bình khoảng 8kg và dài từ 57-65cm. Đáng chú ý, loài động vật có túi này rất hung dữ khi chúng sẵn sàng ăn thịt bất kỳ loài động vật nào mà chúng có thể săn đuổi được. Thậm chí, chúng cũng rất thích “dọn sạch” các xác thối, kể cả xương.

Nhờ vào bộ hàm cực khỏe với những phát cắn chí mạng, cộng thêm khả năng tạo ra những tiếng kêu rùng rợn, quỷ Tasmania từng là một nỗi ám ảnh lớn cho người dân địa phương cũng như các nhà khoa học khi đến đây khám phá thiên nhiên hoang dã.

Ngoài ra, thân hình của chúng cũng khiến nhiều người phải “dựng tóc gáy” với một vệt trắng trước ngực, tạo dấu ấn lớn trên bộ lông đen nhánh kỳ bí. Đó là chưa kể về cái đầu trông khá giống chuột, nhưng lại sở hữu bộ răng của loài chó sói.

Theo các nhà khoa học, quỷ Tasmania thường sống và săn mồi đơn độc. Chúng chỉ gặp nhau trong khoảng 5 ngày vào mùa sinh sản.

Được biết, thời gian mang thai của quỷ Tasmania kéo dài khoảng 21 ngày và mỗi lần sinh được từ 1-4 con. Giống như các loài động vật có túi khác, quỷ Tasmania mới sinh có trọng lượng rất nhỏ khi mỗi con chỉ nặng khoảng 0.18-0.24 gram và dài khoảng 0,2cm.

Sau khi sinh, quỷ Tasmania con sẽ bò vào túi của mẹ và sống ở đó khoảng 3 tháng mới phát triển hoàn thiện được cơ thể. Sau đó, nó mới có thể ra ngoài khám phá thiên nhiên và bắt đầu cai sữa mẹ khi đạt độ tuổi từ 3,5-4 tháng tuổi.

Theo số liệu thống kê vào năm 2008, chỉ còn khoảng 10.000 – 15.000 cá thể quỷ Tasmania sinh sống trong thiên nhiên hoang dã (giảm hơn 80% về số lượng vào năm 1990. Được biết, nguyên nhân dẫn đến việc này là do nạn dịch bệnh, cũng như người dân định cư tại Tasmania săn bắt chúng để làm thức ăn.

Có thể bạn quan tâm
Loading...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Càn Long mời hơn 3.000 cụ già đến ăn tiệc, không ngờ về nhà lần lượt lìa trần, là do Hoàng đế sát hại?
Vì sao Tần Thủy Hoàng nhất mực che giấu 3 chuyện kỳ lạ xảy ra ngay trước khi ông qua đời?
Mẹ lao vào chiến đấu với cá sấu đang kéo con gái xuống lòng sông
Vì sao vết cắn của chó Pitbull đáng sợ hơn những giống chó khác?
Vì sao 600 năm qua mái cung điện Tử Cấm Thành chưa bao giờ thấy vết phân chim?
Xem bạch tuộc thức dậy từ những gì các nhà khoa học cho là ác mộng
Cột tin quảng cáo