Khung hình thần kỳ có thể làm chậm thời gian
Chiêm ngưỡng Top 10 chiếc đồng hồ đắt giá nhất thế giới / Những kiểu đồng hồ kỳ quái, ngộ nghĩnh trên thế giới
Một khung hình được gọi là "Slow Dance" sẽ cho phép bạn nhìn xuyên qua nó và thấy được hình ảnh ở đằng sau nó chuyển động chậm hơn so với thời gian thực tế.
Khi bạn đặt khung hình và nhìn cảnh vật diễn ra ở sau nó, thí dụ như một chiếc lá rơi hay một chiếc lông chim bị khuấy động bởi cơn gió nhẹ, sẽ diễn ra một cách chậm hơn so với tốc độ bình thường mà nó sẽ diễn ra.
Jeff Lieberman, tác giả của "Slow Dance", là gương mặt không xa lạ khi nói về các đề tài làm chậm thời gian. Trước đây ông đã từng là người dẫn chương trình Time Warp trên kênh truyền hình Discovery Channel.
Một chiếc lông chim thay đổi tốc độ chậm hơn khi nhìn qua khung hình "Slow Dance". Ảnh:Jeff Lieberman.
Đây là một chương trình khoa học sử dụng máy ảnh chụp ở tốc độ cao, có thể lên đến 40.000 khung hình mỗi giây (video quay thông thường chỉ 30 khung hình trên giây), sau đó ta sẽ thấy các sự việc diễn ra một cách chậm chạp. Nhờ vào chuyển động chậm, chúng ta có thể thấy rõ được nguyên lý hoạt động và chứng minh được những hiện tượng khó giải thích.
Lieberman nhận thấy rằng những sự việc bình thường diễn ra trong tốc độ chậm sẽ tạo cho chúng ta một cảm giác mới lạ, cho phép chúng ta đánh giá được về những sự việc, về những gì chúng ta đã bỏ lỡ khi chúng chuyển động trong tốc độ thực tế. Tuy nhiên, đó là những gì diễn ra trên TV. Vậy còn trong đời thực thì sao?
Video giới thiệu về dự án "Slow Dance" của Jeff Lieberman:
Lieberman đã hé lộ về bí mật của ảo giác chuyển động chậm trong "Slow Dance". Ông sử dụng đèn nhấp nháy mà nó nháy thật nhanh, tới nỗi mắt người không thể nhận thấy được. Các bóng đèn nhấp nháy đến 80 lần mỗi giây, và kết hợp đồng thời với những sự việc khác diễn ra trong khung hình.
Cảm giác di chuyển chậm vẫn còn tồn tại dù cho người xem chạm vào đối tượng. Ảnh:Jeff Lieberman.
Khi các xung ánh sáng diễn ra quá nhanh để có thể nhìn thấy được, họ kết hợp nó đồng thời với các sự việc khác cũng chuyển động thật nhanh để mắt người không thấy được sự thay đổi thứ tự hình ảnh trong chuyển động. Từ đó, thay đổi cách mắt tiếp nhận ảo giác và nhận thấy rằng sự việc đang chuyển động chậm hơn bình thường.
“Nó tạo ra một ảo giác kỳ lạ, khiến sự việc diễn ra thật chậm chạp ngay trước mắt bạn, những điều này không thể xảy ra trong cuộc sống thường ngày của bạn”, Lieberman cho biết.
Lieberman tạo ra phiên bản đầu tiên của "Slow Dance" như là một món quà cưới cho người bạn của mình. Trong tương lai, ông sẽ tạo ra một khung hình lớn hơn để chứa đựng những sự việc khác, và chúng ta sẽ có cái nhìn thú vị hơn về những sự việc khi chúng chuyển động chậm.
Khung gỗ "Slow Dance" cao 31,8 cm và rộng 10,2 cm. Những bóng đèn nhấp nháy được gắn vào các lò xo nằm dọc theo khung hình, chúng nằm khuất bên trong và chiếu ánh sáng ra ngoài. Điều này khiến người dùng nhận thấy chu kỳ chuyển động khác nhau khi các đối tượng di chuyển.
Chiến dịch thương mại hóa "Slow Dance" đã được khởi động vào ngày 15/8 vừa qua với số tiền gây quỹđược là 70.000 USD. Tính tới ngày 7/9, tổng số tiền tài trợ từ các công ty đổ vào dự án đã là 440.000 USD. Sản phẩm dự kiến sẽ được xuất xưởng vào đầu năm 2017, mỗi "Slow Dance" khi lên kệ sẽ có giá khoảng 300$.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý