Khủng long ba sừng Triceratops chưa bao giờ tồn tại?
Khủng long nuôi con bằng sữa? / Mexico: Phát hiện hóa thạch đuôi khủng long dài 5 m
Khủng long Triceratops sống cách đây 72 - 65 triệu năm có thể chỉ là phiên bản nhỏ tuổi của khủng long Torosaurus. Ảnh: Daily Mail |
Theo công bố của các công trình nghiên cứu trước đây thì khủng long ba sừng Triceratops là một chi khủng long ăn cỏ thuộc họ Ceratopsidae, sống vào hậu kỷ Phấn Trắng ở Bắc Mỹ ngày nay. Triceratops là loài thú lớn nhất trong các loài thú có sừng với một diện mạo rất to lớn. Nó nặng bằng hai con voi với đôi chân rất to và khỏe. Song, nó chỉ là một loài thú ăn cỏ vô hại. Những cái sừng lớn khiến nó mang tên Triceratops chỉ dùng để tự vệ, không phải để tấn công. Tấm diềm lớn bằng xương phía sau đầu cũng là vật bảo vệ phần cổ của nó khỏi bị tấn công từ phía sau.
Loài động vật to lớn và có phần hiền lành này cũng đã được khắc họa rất nhiều trong các tác phẩm điện ảnh hay các trò chơi điện tử. Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà khoa học đã đưa ra nhận định rằng loài khủng long 3 sừng nổi tiếng Triceratops có thể chưa bao giờ từng tồn tại. Một nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra rằng, Triceratops có khả năng chỉ là một phiên bản nhỏ tuổi của loài Torosaurus.
John Scannella và Jack Horner thuộc bảo tàng Rockies ở Bozeman, Montana đã tiến hành phân tích sọ của loài khủng long Triceratops và Torosaurus. Cả hai loài khủng long này đều có ba sừng nhưng ở các góc độ khác nhau và màng cổ của Torosaurus mỏng hơn, mượt mà hơn và có hai lỗ.
Loài khủng long Torosaurus. Ảnh: Daily Mail |
Nhưng trong những nghiên cứu mới đây thì họ lại khẳng định rằng Triceratops chỉ là một phiên bản trẻ tuổi của Torosaurus và sừng của nó thay đổi hình dạng khi mà độ tuổi của nó thay đổi.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng màng cổ của các loại thú vật cổ đại cũng như sừng của nó thay đổi hình dạng ở các độ tuổi bởi vì các bộ phận này xốp chứ không cứng cho đến khi khủng long trưởng thành.
Scannella nói rằng: “Ngay cả trong những mẫu vật trưởng thành nhất mà chúng tôi đã kiểm tra thì vẫn có bằng chứng cho thấy rằng hộp sọ vẫn còn trải qua những thay đổi tại thời điểm con thú chết”
Các nhà khoa học đã xem xét 9 hộp sọ của Triceratops và 9 hộp sọ của Torosaurus và phát hiện ra rằng: họp sọ cổ nhất của Triceratops chỉ ra rằng nơi xương màng cổ mỏng hơn chính là nơi xuất hiện các lỗ hổng ở loài Torosaurus.
Scannelle nói rằng: Phát hiện này tạo nên sự nghi ngờ về lý thuyết trước đó cho rằng màng cổ được sử dụng như một cơ chế phòng thủ của con vật. Thay vào đó, có lẽ nó là để biểu thị sự trưởng thành của con vật. Các nhà khoa học cũng cho biết thêm rằng: tất cả các mẫu vật Torosaurus bây giờ cũng sẽ được phân loại như Triceratops.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách