Khủng long mũi vẹt, miệng rìu
Phát hiện loài khủng long bạo chúa siêu lớn / Phát hiện dấu chân khủng long hiếm cách đây 170 triệu năm
Các nhà cổ sinh vật học thuộc Viện bảo tàng lịch sử quốc gia Cleveland (Mỹ) đã phát hiện 2 loài khủng long có sừng mới sau khi phân tích mẫu hóa thạch được khai quật cách đây nhiều năm tại công viên khủng long ở Alberta (Canada).
Hình mô phỏng hai loài khủng long có sừng mới Unescoceratops koppelhusae (trên) vàGryphoceratops morrisoni |
"Sau khi lắp ghép các mảnh hóa thạch với nhau, tôi thấy chúng khác với những loài khủng long từng biết trước đây - Tôi chắc chắn rằng chúng là những loài khủng long mới', tiến sĩ Michael Ryan, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên National Geographic.
Hóa thạch của loài Unescoceratops koppelhusae, có niên đại khoảng 75 triệu năm, được phát hiện vào năm 1995. Loài khủng long này có chiều dài cơ thể khoảng 1 m và có diềm ngắn ở sau đầu, mũi giống vẹt và miệng hình chiếc rìu.
Trong khi đó, hóa thạch của loài Gryphoceratops morrisoni được các nhà cổ sinh vật học khai quật được vào những năm 1950. Một con khủng long Gryphoceratops trưởng thành chỉ dài khoảng 0,5 m - là loài khủng long có sừng nhỏ nhất được phát hiện ở Bắc Mỹ từ trước tới nay.
Với kích thước cơ thể nhỏ, các nhà khoa học cho rằng thức ăn của 2 loài khủng long có sừng mới có là bò sát và động vật lưỡng cư nhỏ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
Đảo rắn độc nguy hiểm nhất thế giới, không ai được phép cập bến: Hai bước chân là có 1 con rắn độc!
Cận cảnh 'cầu say rượu' ngoạn mục và độc đáo bậc nhất thế giới tại Na Uy
UFO 'khổng lồ' xuất hiện gần căn cứ vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ
CLIP: Khỉ đầu chó bắt cóc báo hoa mai con về nuôi và cái kết gây sốc
Phát hiện đầu sói khổng lồ ở vùng băng vĩnh cửu ở Nga, hóa ra là một con sói cổ từ 40.000 năm trước, nếu được bảo tồn có thể sẽ “hồi sinh”