Khám phá

Khủng long từng lang thang trên "Trái Đất phía bên kia thiên hà"

Nhà khoa học Jessie Christiansen của NASA đã cho thấy khủng long và con người có thể cùng chung một địa cầu nhưng không chung vị trí trên thiên hà Milky Way.

18 khoảnh khắc của thú cưng khiến bạn thư giãn tâm hồn / Giải mã nguyên nhân khiến Đế chế Ottoman kiêu hùng tồn tại hơn 600 năm sụp đổ chóng vánh

Tại một buổi tiệc khoa học diễn ra tại Viện Công nghệ California (Mỹ), bà Jessie Christiansen, nhà khoa học từ Viện Khoa học Ngoại hành tinh của NASA, đã làm công chúng kinh ngạc với những hình ảnh đồ họa mô tả chuyến phiêu lưu ngoạn mục của Hệ Mặt Trời quanh thiên hà Milky Way.

Ước tính cứ 200-250 triệu năm hoặc lâu hơn một chút, Hệ Mặt Trời – tất nhiên là mang theo trái đất – sẽ hoàn thành một vòng quay. Để dễ hình dung, bà Christiansen đã đánh dấu chuyến đi bằng sự xuất hiện của loài khủng long.

Khủng long từng lang thang trên trái đất phía bên kia thiên hà - Ảnh 1.

Giữa kỷ Phấn Trắng - thời hưng thịnh của khủng long, chúng đang sống trên một "Trái Đất phía bên kia thiên hà" - Ảnh: AP

Nếu xem như một vòng chu du của trái đát kéo dài 200 triệu năm, thì lần cuối cùng trong quá khứ nó nằm ở vị trí hiện tại chính là điểm khởi đầu của kỷ Jura, khi từ số khủng long sơ khai ít ỏi của Kỷ Tam Điệp, khủng long bắt đầu bước vào giai đoạn đa dạng sinh học ở biển khơi cũng như đất liền. Nổi bật thời kỳ này có thể nhắc đến loài lưỡng cư cổ dài có 4 vây Plesiosaurs.

Vào giai đoạn hưng thịnh sau đó của loài khủng long, tức giữa kỷ Phấn Trắng với sự xuất hiện lần lượt của những cái tên "quái thú" lừng danh như Iguanadon, Gigatosaurus…, giống loài đặc biệt này đang lang thang ở một "Trái Đất phía bên kia thiên hà", tức xa vị trí chúng ta đứng ngày nay một khoảng gần bằng đường kính Milky Way, vì trái đất và Hệ Mặt Trời vốn cư ngụ ở rìa của thiên hà.

Khi chỉ còn cách chúng ta 4/5 vòng quay, một tiểu hành tinh khổng lồ đã va chạm với Trái Đất và làm biến mất loài khủng long, mở ra thời kỳ hưng thịnh của loài động vật có vú (khoảng 65 triệu năm về trước, tức 1 triệu năm sau khi khủng long biến mất.

Tuy nhiên cũng theo Christiansen, ngay cả giai đoạn bắt đầu của kỷ Jura, khủng long cũng chưa thực sự ở cùng với vị trí của con người ngày nay, bởi trái đất và Hệ Mặt Trời chưa bao giờ quay thật tròn trĩnh, chưa bao giờ trở về vị trí ban đầu. Thực tế, Hệ Mặt Trời đang di chuyển theo một đường xoắn ốc, đủ an toàn để tránh khỏi khu vực trung tâm thiên hà biến động với nhiều bức xạ nhưng cũng dần trôi về phía thiên hà láng giềng mang tên Andromeda (Tiên Nữ).

Và tuy rằng bạn vẫn đang cảm thấy mình đang đứng tĩnh lặng trên Trái Đất lúc này; trên thực tế, Hệ Mặt Trời vẫn đang mang theo hành tinh của chúng ta quay với tốc độ lên tới 230 km/giây quanh thiên hà Milky Way.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm