"San hô đá" tiết lộ sự biến mất bí ẩn của đế chế 4.200 năm tuổi
Số phận thật sự của những phi tần, cung nữ bên cạnh hoàng đế / Ai Cập phát hiện khu mộ cổ lớn từ thời vương triều Ptolemy
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà địa chât Tsuyoshi Watanabe từ Đại học Hokkaido (Nhật Bản) đã bất ngờ tìm được nguyên nhân tàn lụi của đế chế Akkadian hùng mạnh từng cai trị vùng đất nay là Đông Bắc Syria suốt thế kỷ 24-22 trước Công Nguyên.
Một bức phù điêu cổ của người Akkadian - Ảnh: Acient-Origins
Đó là một đế quốc hùng mạnh, miền thống nhất đầu tiên ở khu vực gọi là Mesopotamia vào thời điểm 4.200 năm về trước. Họ xây dựng các thành trì với hệ thống thủy lợi tiên tiến khiến giới khảo cố ngày nay phải ngạc nhiên. Suốt 200 năm, nền văn minh của họ phát triển rực rỡ để rồi các cư dân bỗng chốc như "bốc hơi", biến miền đất trù phú thành nơi không người trong ít nhất 300 năm sau đó.
Bản đồ đế chế Akkadian - Ảnh: Acient-Origins
Các nhà khoa học đã tìm kiếm ở Vịnh Oman gần đó thứ được gọi là "san hô đá" thuộc chi porites, có niên đại lên tới 4.100 năm, tức thứ san hô cổ xưa đến nỗi đã bị hóa thạch từ lâu. Cụm san hô này nằm theo hướng gió thổi từ địa điểm khảo cổ Tell Leilan, chính là nơi đế chế Akkadian ngựt rị ngày xưa.
Một tảng vữa cổ đại được khai quật từ công trường khảo cổ - Ảnh: Đại học Hokkado
So sánh với san hô hiện đại để tìm ra những thay đổi tinh vi nhất ghi dấu lên san hô vào thời kỳ đế chế Akkadian biết mất, họ đã xác định được chuỗi biến đổi khí hậu bất ngờ vào giai đoạn đế chế Akkadian tàn lụi: đó là một mùa đông kéo dài, hạn hán, những cơn bão bụi tấn công thường xuyên.
Những cơn bão bụi mùa khô đó dược gọi là shamals, thỉnh thoảng vẫn xảy ra ngày nay, kéo dài 3-5 ngày mỗi cơn với tốc độ gió đạt tới 70 km/giờ.
Khu vực từng tọa lạc đế chế hùng mạnh đến nay vẫn là vùng lãnh nguyên cằn cỗi - Ảnh: Đại học Hokkaido
Một cổ vật mô tả một vị vua của Akkadian - Ảnh: Acient-Origins
Thảm họa từ trên trời này khiế nền nông nghiệp của người Akkadian bị thiệt hại nghiêm trọng, nạn đói kéo dài, từ đó kéo theo sự sụp đổ của cả một đế chế hùng mạnh.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Geology.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách